Hướng dẫn phân tích bài thơ Viếng lăng Bác – Ngữ văn 9

0
13195

Cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ giúp học sinh cảm nhận và phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” – Ngữ văn 9. 

>>> Học sinh xem ngay video bài giảng dưới đây để biết chi tiết: 

Tìm hiểu chung

Tác giả: 

– Viễn Phương ( 1928-2005) tên thật là Phan Thanh Viễn.

– Quê quán: An Giang.

Sự nghiệp sáng tác:

+ Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước.

+ Thơ của Viễn Phương dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ đậm đà chất Nam Bộ. Đây cũng chính là phong cách thơ của ông.

Cô Phượng hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tiểu sử nhà thơ Viễn Phương

Tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành. Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.

– Bố cục bài thơ: Bài thơ được chia làm ba phần cụ thể như sau:

– Khổ 1, 2: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng Bác.

– Khổ 3: Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng Bác.

– Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc của tác giả trước lúc ra về.

  • Thể thơ: Bài thơ thuộc thể 8 chữ biến thể.

    Tìm hiểu chi tiết tác phẩm

    Cảm xúc trước lăng Bác: 

    – “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”: Tác giả xưng con với Bác vì Bác như một người cha nhân hậu hiền từ.

    – Nhà thơ dùng từ “thăm”: Nói giảm nói tránh để giảm nhẹ đi nỗi đau, mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm trí mỗi người Bác luôn sống mãi.

    – Hình ảnh hàng tre với từ láy “xanh xanh” và thành ngữ “bão táp mưa sa” mang nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất con người Việt Nam bất khuất kiên cường, ngay thẳng có tinh thần yêu thương, đùm bọc.

    >>> Hình ảnh này gợi lên vẻ đẹp thanh cao, trang nghiêm và sức sống bền bỉ của dân tộc. Đồng thời thể hiện cảm xúc thành kính của tác giả khi đứng trước lăng Bác.

Hướng dẫn học sinh phân tích khổ thơ thứ nhất

– Khổ thơ thứ hai: Sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: Chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác.

+ Ẩn dụ “mặt trời “: Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác.

+ Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: Chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niềm ngưỡng vọng lãnh tụ.

+ Hoán dụ: “Bảy mươi chín mùa xuân”: Chỉ cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, đó còn là tuổi thọ của Bác.

⇒ Sự biết ơn của tác giả đối với công lao to lớn của chủ tịch Hồ Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc.

Hướng dẫn học sinh phân tích khổ thơ thứ hai

Cảm xúc khi vào trong lăng Bác

“Giấc ngủ bình yên”: Nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.

– “Vầng trăng sáng dịu hiền”: Nhân hóa chỉ ánh đèn tỏa ra từ lăng, đó cũng là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Người.

– “Trời xanh”: Biện pháp ẩn dụ với ý nghĩa Bác trường tồn, vĩnh hằng cùng non sông đất nước.

– Nhà thơ dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim”, nhà thơ như nghe thấy nỗi đau cứ nhức nhối như cắt cứa trong tim mình.

⇒ Cảm xúc trong lăng của nhà thơ với Bác thành kính mà xúc động.

Phân tích cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng Bác

Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về

– “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: Cảm xúc trực tiếp lưu luyến không muốn rời xa.

– Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”: Niềm dâng hiến tha thiết, mãnh liệt, muốn làm một điều gì đó vì Bác.

– Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, như một lần nữa khẳng định về bản chất kiên cường, anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

– Tác giả sử dụng điệp từ “muốn” thể hiện ước nguyện được dâng hiến những gì đẹp đẽ nhất cho Người và cho dân tộc. Đây cũng là quan niệm sống tích cực mà thế hệ ngày nay cần trân trọng và học tập.

⇒ Chủ thể “con” đến đây không xuất hiện thể hiện ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác. Nhà thơ Viễn Phương đã thay mặt những người con của miền Nam tri ân đến công lao của Bác đối với đất nước Việt Nam.

Tổng kết

– Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật làm nên bài thơ:

+ Thể thơ 7 chữ biến thể, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng.

+ Thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được ở mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lòng tôn kính và biết ơn…

Bài thơ “Viếng lăng Bác” là một trong những văn bản thơ thường xuất hiện trong các dạng bài kiểm tra, đề thi do vậy trong quá trình học và ôn học sinh cần lưu ý.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 bài thơ “Viếng lăng Bác” được đánh giá là một trong những văn bản tác phẩm trọng tâm, thường xuất hiện trong các đề kiểm tra học kỳ, đề thi vào 10 môn Ngữ văn. Do vậy trong quá trình học và ôn thi học sinh cần đặc biệt lưu ý đối với văn bản thơ này.

Bên cạnh đó để học tốt chương trình Ngữ văn lớp 9, đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra, bài thi, học sinh có thể tham khảo Chương trình Học Tốt 2020 – 2021 môn Ngữ văn 9 do cô Đỗ Khánh Phượng giảng dạy. Khóa học giúp học sinh học sớm kiến thức môn học theo lộ trình bài bản, từ trang bị kiến thức cơ bản của các bài học bám sát chương trình sách giáo khoa đến phần ôn luyện để củng cố lại kiến thức.

>>>Đăng ký học thử tại đây<<<

Thông tin chi tiết phụ huynh và học sinh liên hệ ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.