Khi gặp một bài toán khó, bạn sẽ làm gì?

0
31021

Toán học là môn học đòi hỏi tư duy logic. Muốn học giỏi Toán phải học những kiến thức nâng cao, làm những bài tập khó. Tuy nhiên, khi gặp bài toán khó nhiều học sinh dễ nản chí, bỏ qua. Nếu dễ dàng nản chí như vậy thì bạn sẽ không thể tiến bộ, không thể giỏi Toán.

Làm những bài toán khó là cách để học tốt môn Toán

Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức là một trong những cách giúp bạn học tốt môn Toán nhanh hơn. Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản. Muốn là một học sinh giỏi Toán, ngoài việc hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, bạn cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo, sách nâng cao. 

Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó… Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích lũy thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết. Đọc thêm nhiều sách học sinh mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.

Để rèn luyện cách học giỏi môn Toán học sinh cần nắm vững các nguyên tắc: Trang bị kiến thức cơ bản (nắm vững kiến thức sách giáo khoa) -> Ôn luyện thuần thục (sử dụng kiến thức làm các bài tập cơ bản một cách thuần thục) -> Nâng cao (tìm tòi làm bài tập trong các sách nâng cao) -> Khả năng tự tổng hợp (tổng hợp kiến thức cho riêng mình) -> Biến kiến thức sách vở mình học thành nguồn của mình (bạn làm được điều này khi bạn có thể giảng giải lại cho bạn bè một cách lưu loát không cần dùng sách vở) -> Tư duy (khả năng làm các bài tập khó, không có dạng nhất định).

Tuy nhiên, có những bài toán khó học sinh mãi không tìm ra cách giải, không tránh khỏi việc nản chí, muốn từ bỏ. Nhiều học sinh đăng trên các nhóm học tập để được chia sẻ kinh nghiệm khi đối mặt với một bài toán khó: 

Bạn T.K.T.T đăng trên diễn đàn học tập để được chia sẻ kinh nghiệm của các học sinh khác

Cách xử lý khi gặp bài toán khó

Có 2 trường hợp xảy ra: gặp bài toán khó khi đang luyện tập, và gặp khi đang trong phòng thi.

Trường hợp 1: Gặp bài toán khó khi đang luyện tập

Một ngày có 24h, nếu dành thời gian suy nghĩ quá nhiều về một bài toán thì sẽ hại nhiều lợi ít. Học sinh cần có sự phân bổ thời gian hợp lý. Nên dành thời gian làm các bài tập dễ hơn chứ không nên tốn quá nhiều thời gian cho một bài toán khó mãi không tìm ra lời giải. Những khi bế tắc, các bạn cần bài giải. Có nhiều cách để có bài giải như hỏi thầy cô, hỏi bạn bè, hoặc tham khảo bài giải trên trong sách, trên mạng. Lưu ý không sao chép y nguyên bài giải mà nên biến nó thành cách giải của bản thân thì bạn sẽ nhớ lâu hơn; không lạm dụng bài giải vì nếu cứ bài khó mà đi hỏi hay nhìn giải thì bộ não của chúng ta sẽ bị thui chột đi ít nhiều. 

Trường hợp 2: Gặp bài toán khó khi đang trong phòng thi.

Trước hết, các bạn nên bình tĩnh chứ không nên lo sợ, hoảng loạn. Trong phòng thi, tuyệt đối không nên nghĩ đến kết quả kém như đạt điểm thấp, rớt kỳ thi vì nó có thể làm bạn “quáng” hơn nữa. Kinh nghiệm khi làm bài thi là nên làm từ những bài dễ rồi mới đến những bài khó. Bởi thời gian trong phòng thi là có hạn, mỗi phút trôi qua đều rất quý giá cần phải tận dụng. Với những bài toán khó, bạn hãy bình tâm suy nghĩ về phương pháp, kỹ thuật,… có thể áp dụng vào xem cái nào phù hợp…

Khi gặp bài toán khó, các bạn nên bình tĩnh suy nghĩ chứ không nên lo sợ, hoảng loạn

Để xử lý một bài toán khó, bạn cần phải có kiến thức nền tảng trước. Bất kỳ vấn đề hay lĩnh vực nào, kiến thức nền tảng không vững mà vội lăn tăn xử lý thì rất dễ gặp khó khăn, từ đó bị xúc động, có cảm giác như mình kém thông minh, tự trách mình. Vì vậy, trước tiên bạn hãy kiểm tra kiến thức nền tảng của chính mình. Tiếp theo, khi đã có nền tảng tốt, hãy liên tục va chạm… Khi gặp một vấn đề hay bài toán khó, bạn có thể nghĩ đến hai câu hỏi sau để tạo động lực: Tại sao người ta nghĩ được mà mình không nghĩ được? Đối với bài toán khó như thế này, mình rút ra được cái gì?… Bạn phải luôn giữ bình tĩnh, tỉnh táo và quyết tâm. Nếu không, bạn sẽ không thể tiến bộ, không thể giỏi Toán.

Bạn Đỗ Minh Khuê (Khánh Hòa) chia sẻ: “Mọi vấn đề đều có cách giải quyết của riêng nó nếu bạn chịu suy nghĩ và kiên nhẫn tìm ra nó”. Môn Toán đã giúp em nhận ra điều đó và giúp em suy nghĩ sáng suốt hơn. Mặc dù lúc đầu em thấy môn học này rất khó và dễ nản, nhưng sau khi học tại HOCMAI thì em thấy nó không khó như mình nghĩ, nhưng phải biết cách giải quyết bằng cái đầu của mình”.

Để giúp việc học môn Toán của học sinh đạt được hiệu quả như mong muốn, nắm chắc kiến thức cơ bản và có thể tự tin làm được những bài toán khó, học sinh và phụ huynh có thể tham khảo Chương trình Học tốt 2020 – 2021 của HOCMAI. Tất cả bài giảng trong chương trình đều được thiết kế theo chương trình sách giáo khoa hiện hành do Bộ GD&ĐT ban hành. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy đều có nhiều năm kinh nghiệm và có những phương pháp giảng dạy hiện đại, sáng tạo, kích thích tư duy của học sinh. Ngoài ra, dịch vụ hỗ trợ Hỏi đáp 247 sẽ giải đáp, trao đổi thắc mắc của học sinh trong mỗi bài giảng và cam kết hỗ trợ trong vòng 30 phút (kể từ khi phát sinh câu hỏi) trong các khung giờ cố định trong ngày. Nếu học sinh đặt câu hỏi ngoài khung giờ này, sẽ được hỗ trợ trả lời vào khung giờ gần nhất kế tiếp.

>>> Phụ huynh và học sinh tham gia học thử MIỄN PHÍ tại: https://hocmai.link/Chinh-phuc-diem-cao-mon-Toan

Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021 

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.