Kiến thức trọng tậm nửa đầu học kỳ I môn Ngữ Văn lớp 6: Bộ Sách chân trời sáng tạo

0
184

Hệ thống kiến thức nửa đầu học kì I môn ngữ văn lớp 6 teo bộ sách chân trời sáng tạo được đội ngũ giáo bộ môn Ngữ văn tại Hệ thống giáo dục HOCMAI tổng hợp sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị ôn thi giữa kỳ tốt nhất!

I. Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình

  1. Văn bản

Tác phẩm Nội dung Nghệ thuật
Thánh Gióng Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. – Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo.
– Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước sáng tạo, mới lạ.
Sự tích Hồ Gươm Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa, truyện ca ngợi tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc. – Kết cấu chặt chẽ, các chi tiết nghệ thuật thực – ảo đan xen hợp lí khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, tô đậm hình ảnh người anh hùng Lê Lợi – linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Các chi tiết tưởng tượng kì ảo nhiều ý nghĩa.
– Nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian.
Bánh chưng, bánh giầy Truyện vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính – Lang Liêu – trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua,…) – Chi tiết tưởng tượng đặc sắc.
– Lối kể chuyện theo trình tự thời gian: Cốt truyện xoay quanh một nhân vật chính là Lang Liêu – phải trải qua một cuộc thi tài, gặp phải các khó khăn, được thần linh giúp đỡ và đạt được chiến thắng – nối ngôi vua – kết thúc có hậu.

* Thể loại truyền thuyết

Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,…

* Nhân vật trong văn bản văn học 

Nhân vật trong văn bản văn học là con người hay loài vật, đồ vật đã được nhân hóa. Nhân văn trong văn bản truyện thường có những đặc điểm riêng như hiền từ, hung dữ, thật thà, giả dối, ranh mãnh, khù khờ,… Khi đọc truyện, người đọc có thể nhận biết các đặc điểm này qua lời người kể chuyện, hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

* Cốt truyện 

Cốt truyện là chuỗi các sự việc chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định và có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong cốt truyện, các sự việc được sắp xếp theo trật tự thời gian và thường gắn với cuộc đời các nhân vật trong tác phẩm.

Cốt truyện truyền thuyết có các đặc điểm:
+ Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
+ Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.
+ Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.
* Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết
Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,… Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

2. Tiếng Việt

2.1. Từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy)

– Từ đơn là từ gồm có một tiếng. Từ phức là từ gồm có hai tiếng trở lên.
– Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
– Nghĩa của từ ghép có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc tạo ra nó. Nghĩa của từ láy có thể tăng hoặc giảm về mức độ, tính chất hoặc thay đổi sắc thái nghĩa so với tiếng gốc tạo ra nó.

2.2. Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, quen dùng. Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó, mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.

3. Tập làm văn

3.1. Tóm tắt văn bản

* Khái niệm
Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.
* Yêu cầu
– Về nội dung:
+ Tóm lược đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.
+ Sử dụng các từ khóa, cụm từ.
+ Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.
+ Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.
– Về hình thức:
+ Kết hợp hài hòa, hợp lí giữa các từ khóa với hình vẽ, mũi tên, các kí hiệu,…
+ Sáng rõ, có tính chất thẩm mỹ, giúp nắm bắt nội dung chính của văn bản một cách thuận lợi, dễ dàng.
* Quy trình viết
– Bước 1: Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt:
+ Xác định văn bản gồm mấy phần hoặc mấy đoạn và quan hệ giữa các phần, các đoạn.
+ Tìm từ khóa (những từ được lặp lại nhiều lần, được in nghiêng, in đậm) và ý chính của từng phần hoặc đoạn.
+ Xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ.
– Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ:
+ Dựa trên số phần hoặc số đoạn, xác định số ô hoặc số bộ phận cần có trong sơ đồ.
+ Cách thể hiện trong sơ đồ về các phần, đoạn, ý chính và quan hệ giữa chúng trong văn bản gốc cần tóm tắt đã phù hợp chưa.
+ Để kiểm tra và tự đánh giá sơ đồ bằng bản tóm tắt vừa hoàn chỉnh, em có thể dựa vào bảng kiểm dưới đây:

Bảng kiểm tóm tắt văn bản bằng sơ đồ

Yêu cầu tóm tắt Đạt/ chưa đạt
Tương ứng về số phận, đoạn, ý chính giữa sơ đồ và văn bản cần tóm tắt.  
Sử dụng từ khóa.
Thể hiện mối quan hệ giữa các phần, đoạn, ý chính.
Bao quát nội dung chính của văn bản cần tóm tắt.

 

II. Bài 2: Miền cổ tích

1. Văn bản

Tác phẩm Nội dung Nghệ thuật
Sọ Dừa – Truyện kể về về chàng Sọ Dừa dù khiếm khuyết về thân thể nhưng luôn nỗ lực để làm chủ cuộc sống. Đồng thời thể hiện mơ ước về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người tốt luôn được may mắn, đền đáp xứng đáng.

– Truyện đề cao giá trị cốt lõi của con người và tình yêu thương đối với những người bất hạnh, nghèo khó.

– Là kiểu truyện cổ tích phổ biến trong kho tàng truyện cổ Việt Nam và thế giới: người mang lốt vật,  mang hình hài dị dạng, xấu xí và khi lột bỏ ngoại hình ấy thì sẽ trở lại bình thường và có cuộc sống hạnh phúc. 

– Ngôn ngữ đậm chất dân gian, hình ảnh sinh động, ấn tượng.

Em bé thông minh – Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

– Qua truyện cổ tích này, nhân dân ta thể hiện lòng quý mến, trân trọng những con người thông minh, tài trí trong xã hội, đồng thời khẳng định: trí khôn, sự thông minh, tính sáng tạo là vô giá và ai cũng phải rèn luyện trí thông minh.

– Tình huống truyện độc đáo, sắp xếp trình tự các thử thách hợp lí (từ đơn giản đến phức tạp) và cách em bé vượt qua thử thách cũng ngày càng hấp dẫn, thú vị hơn lần trước.

– Nghệ thuật so sánh (lần đầu so sánh em với bố, lần hai với dân làng, lần ba với vua,…) càng làm nổi bật hơn trí khôn hơn người của em bé thông minh.

Non-bu và Heng-bu – Người em Heng-bu: Ở hiền gặp lành.

– Người anh Non-bu: Ác giả ác báo.

🡪 Truyện đề cao lòng nhân ái, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người, khẳng định niềm tin vào sự công bằng, vào giá trị của lao động và sự cố gắng. Qua đó, truyện cũng nêu lên bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc sẽ nhận lấy những hậu quả xấu.

– Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho cổ tích.

– Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập: nhân vật lương thiện và nhân vật tham lam, ích kỉ.

 

* Truyện cổ tích 

– Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của các kiểu nhân vật. Truyện cổ tích thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

– Cốt truyện cổ tích thường sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa…” và kết thúc có hậu. Truyện được kể theo trình tự thời gian.

– Truyện cổ tích thường kể về một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh,… Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích chủ yếu được thể hiện qua hành động.

– Trong truyện cổ tích, chủ đề nổi bật là ước mơ về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác.

* Người kể chuyện 

– Người kể chuyện là vai do tác giả tạo ra để kể các sự việc. 

– Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất là người kể chuyện xưng “tôi”. 

– Người kể chuyện theo ngôi thứ ba là người kể chuyện giấu mình.

– Lời của người kể chuyện là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,… Lời của nhân vật là lời nói trực tiếp của các nhân vật trong truyện.

  1. Tiếng Việt

* Trạng ngữ

– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu.

– Có nhiều loại trạng ngữ: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích,…

– Chức năng: Bên cạnh chức năng bổ sung ý nghĩa cho sự việc trong câu, trạng ngữ còn có chức năng liên kết các câu trong một đoạn, làm cho đoạn văn được liền mạch.

  1. Tập làm văn

* Kể lại một truyện cổ tích 

  1. Yêu cầu đối với kiểu bài

– Người kể sử dụng ngôi thứ ba.

– Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian.

– Đảm bảo kể được đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện, đặc biệt là các yếu tố kì ảo, hoang đường.

– Bài văn có ba phần:

+ Mở bài: Giới thiệu truyện cổ tích sẽ kể lại (tên truyện, lí do chọn kể,…).

+ Thân bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày những sự việc đã xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Hướng dẫn quy trình viết

* Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết: 

– Xác định đề tài: Em cần đọc kĩ đề bài để xác định:

+ Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?

+ Kiểu bài mà đề yêu cầu là gì?

– Thu thập tư liệu: Em hãy tìm đọc truyện cổ tích. Trong những truyện đó, truyện nào gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất,…?

* Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

– Tìm ý: Em hãy đọc kĩ truyện đã chọn và trả lời những câu hỏi dưới đây:

+ Truyện có tên là gì? Vì sao em chọn kể lại truyện này?

+ Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào?

+ Truyện có những nhân vật nào?

+ Truyện gồm những sự việc nào? Các sự việc xảy ra theo trình tự nào?

+ Truyện kết thúc như thế nào?

+ Cảm nghĩ của em về truyện?

– Lập dàn ý: Em hãy sắp xếp các ý đã tìm theo một dàn ý. Cụ thể như sau:

Mở bài Giới thiệu

– Tên truyện:

– Lí do muốn kể lại truyện:

Thân bài  Trình bày

– Nhân vật:

– Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:

Kể chuyện theo trình tự thời gian:

– Sự việc 1:

– Sự việc 2:

– Sự việc 3:

– Sự việc 4:

– …

Kết bài  Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể. 

 

* Bước 3: Viết bài: Dựa vào dàn ý trên, viết thành một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.

* Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

– Xem lại và chỉnh sửa: Sau khi viết xong, em có thể tự kiểm tra lại bài viết của mình theo những gợi ý sau:

Bảng kiểm bài viết kể lại một truyện cổ tích

Các phần của bài viết  Nội dung kiểm tra  Đạt/ Chưa đạt 
Mở bài  Nêu tên truyện.
Nêu lí do em muốn kể truyện. 
Dùng ngôi kể thứ ba để kể. 
Thân bài  Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. 
Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến lúc kết thúc. 
Các sự việc được kể theo trình tự thời gian. 
Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí. 
Thể hiện được các yếu tố kì ảo. 
Kết bài  Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện. 

 

Tiếp theo, đọc lại câu chuyện của mình lần thứ hai và kiểm tra, điều chỉnh bài viết bằng cách:

+ Đọc kĩ toàn bài và khoanh tròn những lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có). Sau đó, sửa lại các lỗi đó.

+ Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp và sửa lại cho đúng (nếu có).

+ Em hãy trình bày bài viết cho các bạn trong nhóm nghe và nhờ bạn góp ý để bài viết hoàn chỉnh hơn.

+ Tiếp theo, hãy đọc bài viết của các bạn khác và giúp bạn hoàn chỉnh văn bản theo cách mà em đã làm với bài viết của mình. 

– Rút kinh nghiệm: Nếu được viết bài này, em sẽ điều chỉnh như thế nào để bài viết tốt hơn?