- Thời gian làm bài đối với toán và ngữ văn là 120 phút/bài, 2 bài thi còn lại 60 phút/bài.
- Hai môn ngữ văn và toán giữ nguyên hình thức thi như những năm trước, là thi tự luận.
- Với bài thi ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nhật (thí sinh được đăng ký thi ngoại ngữ khác với ngoại ngữ đang học tại trường THCS), theo hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.
- Bài thi môn thứ tư theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
- Nguyên tắc tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020: điểm xét tuyển = (điểm thi môn toán + điểm thi môn ngữ văn) x 2 + điểm thi môn ngoại ngữ + điểm thi môn thứ 4 + điểm cộng thêm (nếu có). Điểm bài thi của các môn được tính theo thang điểm 10.
>> LUYỆN ĐỀ MÔN LỊCH SỬ VỚI 800 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM!!
Ôn luyện môn lịch sử thế nào cho hiệu quả?
Thạc sĩ Lịch sử Nguyễn Thị Quỳnh Mai – Trưởng phòng Đào tạo Hệ thống Giáo dục HOCMAI, đã có 6 lưu ý để học sinh ôn tập tốt trong 3 tháng còn lại:
Một là, học sinh cần bám chắc cấu trúc đề minh họa để ôn tập, ôn đều các chuyên đề theo kế hoạch phù hợp, không để mất điểm phần lịch sử thế giới vì phần này đa phần câu hỏi dễ lấy điểm.
Hai là, ôn tập có lộ trình: tháng 3 tập trung rà soát các kiến thức theo chương trình lớp 9, tháng 4 có thể kết hợp luyện đề và ôn bổ sung kiến thức còn thiếu, tháng 5 cần đẩy mạnh luyện đề, bấm giờ như thi thật, rèn kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm. Câu hỏi trong đề thi không khó nhưng cần rèn luyện nhiều để hình thành phản xạ và tránh sai sót để mất điểm đáng tiếc.
Ba là, đọc – ôn kỹ các bài tổng kết chương để nắm được các diễn biến của lịch sử trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, từ đó có cái nhìn tổng quát về lịch sử.
Bốn là, rèn cách tìm từ khóa trong mỗi câu hỏi để tránh bị lạc đề, tránh các đáp án nhiều, bẫy, dẫn đến mất điểm đáng tiếc.
Năm là, rèn luyện cách làm bài trắc nghiệm như phân chia thời gian làm bài hợp lý, bấm giờ làm bài để không bị quá thời gian, làm từ dễ đến khó. Ngay từ thời điểm này cần luyện tập bằng các bài tập tự luyện dạng trắc nghiệm để làm quen dần.
Sáu là, học qua sơ đồ tư duy, thẻ nhớ kiến thức. Mỗi bài học, chương, giai đoạn lịch sử có thể hệ thống lại thành sơ đồ để dễ nhớ, dễ tra cứu khi cần. Đồng thời mỗi bài học, sự kiện, nhân vật có thể dùng giấy nhớ để ghi lại các điểm chính cần ghi nhớ.
Để nhanh chóng nắm bắt lại toàn bộ kiến thức cơ bản của môn Lịch sử để chuẩn bị thật tốt cho kì thi vào 10 sắp tới, học sinh tại Hà Nội hãy đăng kí ngay Chương trình học tốt 2018-2019! Khóa học cơ bản môn Lịch sử sẽ giúp học sinh hệ thống toán bộ kiến thức lớp 9. Có hệ thống bài tập tự luyện phong phú cùng giải đáp mọi thắc mắc dưới mỗi bài giảng.
Ôn tập kiến thức căn bản lịch sử thi vào 10 ngay với Chương trình học tốt 2018 – 2019!
>> LUYỆN ĐỀ MÔN LỊCH SỬ NGAY VỚI 800 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM!!
Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, quý phụ huynh và học sinh có thể liên hệ Hotline: 0936585812