Bài giảng nói về những luật tục quy định, xử phạt rất nghiêm minh, công bằng. Từ đó, chúng ta hiểu rằng xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật.
Việt Nam chúng ta có 54 dân tộc anh em. Từ Kinh, Mông, Thái, Tày đến Khơ Me, H’mông… Mỗi một dân tộc lại có những phong tục, tập quán riêng biệt, không lẫn vào đâu được. Điều đó tượng trưng cho nét văn hóa và bản sắc tiêu biểu. Và người Ê-đê cũng như vậy. Cùng tìm hiểu về các luật tục từ xa xưa của họ thông qua bài giảng dưới đây của cô Thu Hoa nhé.
I – Luyện đọc và giải nghĩa từ khó
1. Luyện đọc
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
Về cách xử phạt
Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng; chuyện giữa những người bà con, anh em cũng xử như vậy.
Nếu là chuyện nhỏ thì phạt tiền một song, chuyện lớn thì phạt tiền một co. Nếu là chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì người phạm tội phải chịu chết.
Về tang chứng và nhân chứng:
Phải nhìn tận mặt, phải bắt tận tay kẻ phạm tội; phải lấy được, giữ được gùi, khăn, áo, dao,… của kẻ phạm tội. Phải khoanh một vòng tròn dưới đất, khắc một dấu trên cột nhà; nếu ở trong rừng phải bẻ nhánh cây, khắc dấu vào cây rừng để làm dấu nơi xảy ra sự việc.
Phải có bốn năm người hoặc vài ba người có mặt khi việc xảy ra. Mọi người tai đều đã nghe, mắt đều đã thấy. Có như vậy, các tang chứng mới chắc chắn.
Về các tội:
– Tội không hỏi cha mẹ:
Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử.
– Tội ăn cắp:
Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá; ngoài ra phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.
– Tội giúp kẻ có tội:
Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.
– Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình:
Kẻ mà địch không đi được thì cõng, địch không ăn được thì mớm, địch không biết thì nói cho biết, làm hàng trăm dân làng bị địch bắt, hàng nghìn dân làng bị địch giết là kẻ có tội lớn. Phải xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ.
Theo NGÔ ĐỨC THỊNH – CHU THÁI SƠN
2.Giải nghĩa từ khó
– Luật tục: những quy định, phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc,…
– Ê-đê: tên một dân tộc thiểu số sống ở vùng Tây Nguyên
– Song, co: các đơn vị tiền cổ của người Ê-đê; hai song bằng một co
– Tang chứng: sự vật, sự việc chứng tỏ hành động phạm tội
– Nhân chứng: người làm chứng
– Trả lại đủ giá: trả lại đủ số lượng và giá trị
II – Tìm hiểu nội dung bài học
Câu 1. Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ?
Trả lời:
Người xưa đặt ra luật tục nhằm để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
Câu 2. Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.
Trả lời:
Những việc mà người Ê-đê xem là có tội là: tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
Câu 3. Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.
Trả lời:
Những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng là:
– Tội nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co). Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử vậy.
– Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mặt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao… của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội.
– Nhân chứng: phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì đối chứng mới có giá trị.
Câu 4. Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
Trả lời:
Một số luật của nước ta mà em biết là: Luật giáo dục, luật phổ cập tiểu học, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật bảo vệ môi trường, luật giao thông đường bộ…
Tổng kết: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định, xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-Đê, chúng ta hiểu rằng: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật.
Những tiết học của cô Thu Hoa rất hay phải không các em? Bởi vì ngoài nội dung bài học chính, cô thường đưa ra thêm những dẫn chứng, nội dung để học sinh dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn. Là một người tỉ mỉ, kĩ càng mỗi bài giảng của cô Hoa luôn cố gắng mang tới những cảm nhận đúng đắn nhất để học sinh tiếp cận môn Tiếng Việt dễ dàng. Từ những bài tập đọc, tới luyện từ và câu hay bài tập làm văn, cô đều dành rất nhiều công sức để soạn giáo án, quay bài giảng. Chính vì vậy, cô Thu Hoa là một trong những giáo viên nhận được nhiều sự yêu mến nhất trong Giải pháp Học tốt học kì II.
Giải pháp Học tốt học kì II là một giải pháp học tập trực tuyến để giúp đỡ các em học sinh ôn luyện chủ động tại nhà. Không chỉ cung cấp một khối lượng bài giảng đầy đủ, bám sát theo sườn chương trình sách giáo khoa hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn một thư viện tài liệu tổng hợp để học sinh dễ dàng tìm hiểu, tra cứu, tham khảo, luyện tập thêm. Với ba bước học tập Học – Luyện – Hỏi, các em sẽ tạo dựng được nền tảng kiến thức vững chắc với sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ đội ngũ giáo viên chuyên môn của HOCMAI.
Phụ huynh cũng được hỗ trợ với những giải pháp trực tuyến để có thể theo sát quá trình học tập tại nhà của con với học bạ điện tử và email thông báo kết quả học tập.
Tích hợp đa dạng và đầy đủ tính năng như vậy, Giải pháp Học tốt học kì II thật sự trở thành người bạn đáng tin cậy của các em để học tại nhà tối ưu.