[Ôn luyện-HM6] – Tính giá trị biểu thức chứa số thập phân

0
1855

Cùng HOCMAI tìm hiểu kiến thức toán thông qua bài “Tính giá trị biểu thức chứa số thập phân” do thầy Bùi Minh Mẫn đứng lớp nhé. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích các em học sinh rèn luyện khả năng vận dụng lý thuyết vào bài tập và nâng cao được kiến thức của mình để chinh phục đề thi vào các trường THCS chất lượng cao.

Các dạng bài trọng tâm về số thập phân

Dạng 1: Đổi đơn vị đo

Lưu ý: Nắm chắc các đơn vị trong bảng đại lượng.

Đổi hết các số về cùng một đơn vị đo

Ví dụ: 1 tấn 14 yến =… tấn = … kg =… tạ

– Đổi 1 tấn 14 yến sang cùng đơn vị đo là tấn ta được 14 yến = 0,14 tấn => 1 tấn 14 yến =  1,14 tấn.

– Đổi 1,14 tấn ra cùng đơn vị đo là kg ta được 1,14 + 1000 => 1140kg.

– Đổi 1140kg ra cùng đơn vị đo là tạ ta được 1140:100 => 11,4 tạ

Dạng 2: Tính

Biểu thức gồm 2 số

Lưu ý: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.

Cộng như cộng các số tự nhiên

Dấu phẩy ở tổng thẳng cột với dấu phẩy ở các số hạng.

Biểu thức gồm nhiều số

– Tính giá trị biểu thức bằng cách nhanh nhất

  • Tìm số hạng sao cho phần thập phân cộng hoặc trừ với nhau ra số tròn chục

– Ví dụ: 41,54 – 3,18 + 23,17 + 8,46 – 5,82 – 3,17

Bước 1: Tìm các số hạng có phần thập phân cộng hoặc trừ ra số tròn chục: (41,54+8,46) = 50; (3,18 + 5,82) = 9; (23,17-3,17) = 20. => 50 – 9 + 20 = 61

  • Kiểm tra xem các số hạng có cách đều nhau

– Ví dụ: 3,16 + 4,46 + 5,76 + 7,06 + 8,36 + 9,66 + 10,96

– Trong biểu thức trên ta thấy phần nguyên của các số hạng có sự tăng tiến (từ 3 – 10). Khoảng cách giữa các số liền kề nhau là 1,3 => đây là dãy số cách đều.

– Áp dụng quy tắc tính: (số đầu + số cuối) x số các số hạng/2 =>(3,16 + 10,96) x 7/2= 49,42

  • Nhóm các số hạng giống nhau

– Ví dụ: 371,78 x 512,28 + 371,78 x 618,03 – 371,78 x 130,31

– Ta thấy trong biểu thức trên ta thấy có thể nhóm số hạng 371,78

=> 371,78 x (512,28 + 618,03 – 130,31)

=> 371,78 x 1000 = 371780.