Luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản trong đề thi vào lớp 10

0
18550

Học sinh lớp 9 hãy ghi nhớ và vận dụng ngay những bí kíp này để đạt điểm tuyệt đối câu đọc hiểu văn bản trong đề thi Ngữ văn vào 10 nhé.

Đọc hiểu văn bản là dạng bài rất quan trọng, chiếm trọng số từ 2 đến 3 điểm và nằm ở phần đầu trong cấu trúc đề thi Tuyển sinh vào lớp 10.  Do vậy, yêu cầu học sinh phải có phương pháp cụ thể và tối ưu chiến thuật làm bài. Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ chia sẻ với học sinh các bí kíp để làm đúng, làm chắc chắn và giành điểm tối đa phần đọc hiểu văn bản.

Học sinh tham khảo bài giảng chi tiết tại: 

Thế nào là phần đọc hiểu văn bản

Câu đọc hiểu văn bản trong các đề thi thường kiểm tra những kiến thức, kỹ năng cơ bản của học sinh, yêu cầu trả lời nhanh, ngắn gọn, tiết kiệm thời gian. Với độ khó nằm ở mức độ cơ bản, những học sinh có học lực trung bình – khá cũng cần đặt mục tiêu để không mất điểm đáng tiếc ở phần này.

Theo thầy Hùng: “Đọc hiểu là thao tác quan trọng nhất khi tiếp nhận và lí giải các đặc điểm của một văn bản, là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa của văn bản đó. Trong đề thi, đọc hiểu là những câu hỏi, dạng bài tập kiểm tra việc lĩnh hội các phương diện về hình thức, nội dung của văn bản.”  Tức là từ việc sử dụng các giác quan như thị giác, thính giác để đọc văn bản đến việc huy động cả lí trí, cảm xúc, kinh nghiệm để cảm nhận về nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản.

Câu đọc hiểu văn bản (Hình minh họa từ video bài giảng của HOCMAI)

Cấu trúc của câu đọc hiểu văn bản trong đề thi

Trong các đề thi, câu đọc hiểu có cấu trúc hai phần: văn bản cần đọc hiểu và câu hỏi đi kèm.

Phần văn bản cần đọc hiểu I(hay còn gọi là ngữ liệu) thường được in nghiêng hoặc tách biệt ra khỏi các phần khác, phía cuối có trích dẫn về xuất xứ, ghi rõ nguồn của văn bản.

4 phong cách ngôn ngữ của văn bản được thầy cô lựa chọn để đưa vào đề thi bao gồm:

  • Văn chương. Ví dụ: một đoạn thơ, truyện ngắn,…
  • Báo chí. Ví dụ: trích một đoạn, một bài báo trên các phương tiện truyền thông
  • Khoa học. Ví dụ: công trình nghiên cứu được công bố, đăng trên tạp chí khoa học
  • Chính luận. Ví dụ: bàn về chính trị xã hội, những vấn đề bức thiết trong cuộc sống hàng ngày

Trong 4 phong cách này, ngôn ngữ khoa học ít phổ biến hơn. Nội dung của văn bản rất đa dạng phong phú, do vậy học sinh cần nắm chắc kỹ năng làm bài chứ không phải học thuộc từng văn bản một.

Để giúp học sinh bao quát toàn bộ các câu hỏi của phần đọc hiểu, thầy Hùng hệ thống thành sơ đồ như sau:

Phương pháp làm bài đọc hiểu văn bản

Khi làm bài đọc hiểu, học sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về cả nội dung và hình thức. Với mỗi câu hỏi, nên trả lời ngắn gọn thành câu văn hoặc đoạn văn ngắn, tránh dùng các dấu, kí hiệu như gạch đầu dòng (-), cộng đầu dòng (+), dấu hoa thị (*),… “Nhiều học sinh mắc phải lỗi thầy cô chỉ hỏi kiến thức về một  đoạn nhưng lại mang nội dung cả bài ra để trả lời, như vậy là thừa, không cần thiết. Các em nên trả lời đúng trọng tâm, đủ thông tin, không được lan man, dài dòng”– thầy Hùng chia sẻ thêm.

Các kiến thức, kĩ năng cần có khi làm câu đọc hiểu:

Đối với học sinh lớp 8 đang chuẩn bị bước vào năm học cuối cấp, việc chuẩn bị kiến thức ngay từ bây giờ sẽ giúp học sinh chủ động lập kế hoạch và có nhiều thời gian ôn tập hơn. Hãy để Chương trình Học Tốt 2019-2020 đồng hành cùng học sinh trong quá trình học sớm từ hè nhé!

>>>Học sinh có thể đăng kí Chương trình Học Tốt ngay tại đây: http://bit.ly/chuẩn_bị_sớm_năm_cuối_cấp 

Mọi thắc mắc cần được tư vấn, học sinh và phụ huynh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 5858 12 để được giải đáp nhanh chóng nhất!