Luyện tập các bài toán về cấu tạo số – Khóa Tổng ôn HM6

0
2719

Tìm các số chưa biết là dạng toán quen thuộc đối với con Tiểu học. Tuy nhiên, để chinh phục các trường CLC thì con cần làm quen với các dạng bài nâng cao đòi hỏi phải tư duy và vận dụng cao. Cha mẹ và con cùng tham khảo bài giảng của thầy Bùi Minh Mẫn (Giáo viên dạy khóa Tổng ôn – HM6) để biết được phương pháp làm bài hiệu quả nhé.

Dạng 1 – Tìm các chữ số chưa biết 

Ví dụ ab8 – ab=710. 

Ta thấy ab8 là số có 3 chữ số. A thuộc chữ số hàng trăm, b thuộc hàng chục và 8 thuộc hàng đơn vị. Như vậy, số ab8 có thể tách được thành ab x 10 + 8 – ab =710. 

Sau khi tách được những phần tử như trên, con có thể dễ dàng tìm ra số ab. Ta có:

Ab x 10 – ab = 710 – 8 => 9 x ab = 702 => ab = 78. Như vậy số cần tìm là 78

Áp dụng tương tự cách làm trên, các con hãy cùng bắt tay giải thử phép tính 3ab = ab x 5 nhé.

Ta có thể tách số trên thành phép tính như sau: 300 + ab = ab x 5 => 300 = 4ab. Vậy ab = 75

Nếu như hai ví dụ trên chỉ dừng lại ở chữ số hàng trăm thì ví dụ dưới đây mở rộng ra tận chữ số hàng chục. 

Abc x 9 = 1abc

Ta thấy 1abc là số có 4 chữ số. Số 1 thuộc hàng nghìn, a thuộc hàng trăm, b thuộc hàng chục và c thuộc hàng đơn vị. Ta có thể tách thành 1000 x abc=9 x abc => 1000+abc-9xabc=0 => 1000 – 8 x abc = 0 => abc = 1000 : 8 => abc = 123

Như vậy, với cách làm trên con có thể dễ dàng giải quyết dạng bài “tìm chữ số chưa biết” trong thời gian nhanh chóng. Đây là dạng bài dễ nhưng lại rất quan trọng vì nó thường xuất hiện trong các đề thi vào trường THCS CLC vậy nên, con phải chắc chắn giành được điểm tuyệt đối của dạng bài này.

Dạng 2: Tính

Ở dạng này con sẽ phải tìm giá trị của một biểu thức. Dạng bài này ở kiến thức cơ bản khá dễ, con không cần phải suy luận nhiều mà cũng có thể giải được. Tuy nhiên, trong phần kiến thức nâng cao thì đòi hỏi tính vận dụng cao hơn, buộc con phải suy nghĩ, tính toán cẩn thận. 

Ví dụ: abc – cbc (a – c = 4)

Áp dụng cách phân tích giống dạng bài trên, ta được:

A x 100 + b x 10 + c – (c x 100 + b x 10 + c). Theo như qui tắc muốn tính được biểu thức, con phải đổi dấu trong ngoặc. Như vậy, biểu thức sẽ thành:

A x 100 + b x 10 + c – c x 100 – b x 10 – c

= A x 100 – c x 100

= 100 x (a – c)

= 100 x 4

= 400 

Các con hãy tự tính giá trị của biểu thức dưới đây: abcd – dcba (a – d = 5, b – c = 3) 

(Đáp án: 5265)

Dạng 3 – Tìm số 

Trong dạng bài này, thầy Bùi Minh Mẫn lấy 2 ví dụ điển hình để con hình dung ra cấu trúc ra đề và phương pháp giải. 

Ví dụ 1: Tìm một số tự nhiên, biết nếu viết thêm một chữ số 0 vào tận cùng bên phải ta được số mới hơn số phải tìm 1125 đơn vị. 

Gọi số phải tìm là A. Ta thêm một số 0 vào tận cùng bên phải là A0. Như vậy, ta được biểu thức sau:

A0 – A = 1125

A0 là số có 2 chữ số. Như vậy, ta có thể tách: 

A x 10 – A = 1125

9 x A = 1125

A = 125

Ví dụ 2: Tìm một số tự nhiên, biết nếu xóa một chữ số 1 ở hàng đơn vị của nó đi ta được số mới kém số phải tìm 1810 đơn vị.

Gọi số cần tìm là A1. Nếu xóa chữ số 1 ở hàng đơn vị thì ra được số A. Mà số A kém số phải tìm là 1810 đơn vị. Như vậy ta được biểu thức:

A1 – A = 1810

A x 10 + 1 – A = 1810

A x 9 = 1809

A = 1809 : 9

A = 201

Đây là khoảng thời gian quan trọng để con tổng ôn lại kiến thức trước khi tăng tốc luyện đề. Vậy nên, cha mẹ có thể tham khảo Khóa Tổng ôn của Giải pháp HM6 để giúp con thêm tự tin, giành chắc tấm vé vào các trường THCS CLC nhé.