Mách cha mẹ cách xử lý hiệu quả khi con mất gốc môn Ngữ Văn

0
2431

Môn Văn không “đáng sợ” như các con học sinh nghĩ nếu các con có phương pháp và lộ trình học phù hợp. Bố mẹ hãy cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dấu hiệu mất gốc môn Văn ở cấp THCS  và từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp giúp các con thoát khỏi tình trạng này!

Nguyên nhân mất gốc kiến thức môn Văn THCS

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là trong giờ học các bạn học sinh không nghiêm túc học bài và nghe giảng. Nghe giảng là bước đầu tiên của việc thu nhận kiến thức, xây dựng nền tảng chắc chắn nhất. Nghe thầy cô giáo giảng bài và trực tiếp ghi chép vào vở sẽ giúp cho các em học sinh được tiếp thu kiến thức tốt hơn và từ đó có thể phát triển làm bài luyện tập rèn luyện kỹ năng. Tuy nhiên ngay từ những bước đầu mà các em không làm được thì làm sao có thể tiếp tục hiểu được những bài học tiếp theo?

Khi đã bắt đầu không hiểu được những kiến thức đã học, các em học sinh thường sẽ bị chán nản, không muốn học, sợ học. Các em sẽ có tâm lí ngại hỏi thầy cô bạn bè. Đồng thời, các em học sinh cũng lười tự làm các bài tập luyện tập, không ôn lại các kiến thức cơ bản thầy cô giảng trên lớp dẫn tới việc chưa có một phần nền vững chắc để giải các bài toán.

Về vấn đề gốc rễ kiến thức của môn Ngữ văn, cô Khánh Phượng, giáo viên môn Ngữ Văn tại HOCMAI phân tích: “Quý phụ huynh và học sinh vẫn luôn nghĩ rằng chỉ có môn Toán – Lý – Hóa, các môn khoa học tự nhiên mới có kiến thức gốc. Nguyên nhân sâu xa của suy nghĩ này là bởi kể từ khi chúng ta sinh ra, biết đọc biết viết, biết trả lời những câu hỏi, biết nói những câu trọn vẹn là lẽ tự nhiên. Dẫn tới việc quý phụ huynh không biết rằng con mình đã mất gốc từ khi nào.”

Cô Khánh Phượng cũng chia sẻ thêm, các em học sinh lười viết, lười đọc, quá phụ thuộc vào văn mẫu, học đối phó trong môn học này. Môn Ngữ văn chủ yếu là về con chữ, về tư duy văn học. Lười đọc, lười viết thì sẽ khiến các em không thể trau dồi cho mình về vốn từ vựng, kỹ năng viết. Như vậy cũng khiến cho các em không có phần gốc nền tảng của môn Văn.

Nguyên nhân khách quan

Theo thời khóa biểu học chính tại trường, mỗi tuần các em học sinh sẽ có khoảng 5-6 tiết học Toán, mỗi tiết kéo dài 45 phút. Trong cùng thời gian và không gian như vậy, cùng một phương pháp và tốc độ giảng bài của thầy cô sẽ có bạn tiếp thu chậm tiếp thu nhanh. Những bạn học sinh không theo kịp, các bạn sẽ không hiểu bài, không tiếp thu được kiến thức. Và với số lượng từ 40-50 bạn học sinh trong một lớp, các thầy cô sẽ khó có thể sát sao tới từng bạn, dẫn tới khó kiểm soát được bạn nào đang không hiểu, bạn nào đang mất gốc. Chỉ khi được thể hiện ra bởi điểm số kém, các thầy cô mới có thể nhận ra và quan tâm hơn tới con. 

Một phần nguyên nhân của việc mất gốc kiến thức của các bạn học sinh cũng đến từ việc bố mẹ không có thời gian sát sao quan tâm tới việc học của con. Nhiều gia đình điều kiện khó khăn cũng khó có thể duy trì việc học thêm cho con.

Ngoài ra dịch bệnh kéo dài khiến việc đi học trên trường của con bị gián đoạn, ngắt quãng. Các con học sinh cứ đi học được một thời gian lại phải nghỉ giãn cách do dịch. Việc này cũng khiến cho những bạn đã hổng kiến thức môn toán lại càng “hổng to hơn” do không được học một cách liên tục.

Các giải pháp lấy lại kiến thức môn Văn đã mất

Để bước đầu xóa đi những trở ngại, những khó khăn trong việc học môn Văn, các em cần học lại từ những kiến thức cơ bản nhất. Các em học sinh hoàn toàn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô, bố mẹ để xây dựng được một lộ trình học tập hiệu quả. Tận dụng khoảng thời gian ở nhà trong thời điểm giãn cách để lấy lại kiến thức gốc, chuẩn bị sớm cho năm học mới. 

Ông cha ta đã có câu “học đi đôi với hành”, các em cần luyện tập thật nhiều, viết đoạn viết bài thật nhiều để luyện tập kỹ năng cũng như áp dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn. Để làm được điều đó các em cần trau dồi vốn hiểu biết của mình qua việc đọc sách. Hãy bắt đầu đọc từ những văn bản trong sách giáo khoa của mình.

Điều đặc biệt quan trọng giúp các em có thể học tốt môn Ngữ văn chính là các em học sinh cần nuôi dưỡng niềm đam mê yêu thích với môn học này. Bố mẹ hãy cùng đồng hành xây dựng cho con niềm yêu thích với môn học bằng những việc đơn giản nhất như giúp con quan sát những hoạt động diễn ra thường nhật và mỗi ngày ghi chép lại bằng nhật ký, cùng con trải nghiệm những kỳ nghỉ và ghi lại cảm nhận qua những dòng status ngắn trên mạng xã hội… Bởi môn Ngữ văn học không chỉ để viết văn, tham gia những kỳ thi trên lớp mà còn để áp dụng trong cuộc sống.

Để giúp con học vững kiến thức môn Văn THCS, bố mẹ có thể tham khảo Chương trình MASTER THCS – Học Toán Văn tại nhà cùng thầy cô kèm 24/7  của HOCMAI. Tại đây, giáo viên theo sát và thay bố mẹ đồng hành cùng con trong suốt quá trình học, giải đáp thắc mắc 24/7 giúp con hiểu bài, vững kiến thức nền tảng.

Ngay từ đầu khóa học, các con sẽ tham gia bài kiểm tra năng lực giúp đánh giá chính xác lực học của con, từ đó xây dựng một lộ trình phù hợp trong hè để ôn tập những phần kiến thức hổng. Sổ liên lạc điện tử luôn cập nhật các thông tin về kết quả học tập cũng như sự tiến bộ của con sẽ giúp cho bố mẹ hoàn toàn yên tâm và nắm rõ được quá trình học tập của con. Chương trình Master chắc chắn sẽ là giải pháp tuyệt vời cho bố mẹ có con đang mất gốc muốn lấp lỗ hổng kiến thức ngay từ hè này.

>>>Đăng ký cho con tham gia bài kiểm tra năng lực MIỄN PHÍ tại đây <<<

Mọi thông tin chi tiết liên hệ ngay hotline 0962.605.340 để được tư vấn miễn phí.