Mất ăn mất ngủ để kịp chạy đua vào lớp 10

0
284

Kỳ thi vào lớp 10 các trường THPT công lập hiện nay ngày càng trở nên cam go với sự cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy, nhiều em học sinh và các vị phụ huynh cũng đang phải “vắt chân lên cổ”, thậm chí mất ăn mất ngủ để có thể đạt được mục tiêu vào được một trường cấp 3 công lập đúng như nguyện vọng.

Tình trạng “mất ăn mất ngủ” để kịp chạy đua vào lớp 10

Minh Thư – học sinh lớp 9 đang theo học tại một trường THCS tại địa bàn Hà Nội có điểm trung bình các môn khoảng 7 điểm. Tuy nhiên, em lại có mong muốn vào được trường THPT Quang Trung – Đống Đa với điểm trung bình mỗi môn năm ngoái là 7.7. Do đó, Thư đã rất lo lắng và cố gắng dồn hết sức ôn tập để có thể nâng điểm trung bình của em lên ít nhất 1 điểm.

Để làm được điều này, mỗi ngày Thư dành khoảng 13 – 15 tiếng để đi học trên trường cũng như các lớp học thêm. Hằng ngày, Minh Thư sẽ đến trường học 2 buổi sáng và chiều, sau khi kết thúc việc học trên trường, Thư tiếp tục “lao” đến các lớp học thêm đến 10 giờ đêm và về nhà tự học tiếp đến 1 – 2 giờ sáng, bất kể là trong tuần hay cuối tuần.

Việc ăn uống tạm bợ trong lúc đợi mẹ đưa đi đón về giữa các lớp học thêm hay ăn tối lúc 10 – 11 giờ đêm đã trở thành thói quen của Thư. Bữa ăn đơn giản lúc thì là gói xôi hay cái bánh mì trước cổng trường, lớp học thêm. Chưa kể sau khi đi học thêm về, em lại tiếp tục tự học và ôn tập đến 1 – 2 giờ sáng. Chính bởi vậy, Thư từ một cô bé khoảng 40kg bây giờ chỉ còn 37, 38kg, rất gầy và xanh xao.

“Thực sự là em rất mệt mỏi cũng như áp lực nhưng vẫn phải cố gắng học. Cũng chỉ còn mấy tháng nữa là thi rồi, em sẽ cố gắng học để tăng mỗi môn ít nhất 1 điểm, thế mới chắc chắn được việc đỗ vào trường Quang Trung như nguyện vọng đã đặt ra.” Thư chia sẻ.

Không riêng Thư, Hoàng Nam, một cậu học sinh tại Thanh Trì cũng có lịch học bận không kém. Mặc dù lực học đạt khoảng 7 điểm mỗi môn và nguyện vọng vào trường THPT Ngô Thì Nhậm với điểm chuẩn trung bình năm vừa qua là 6,85 và trường THPT Nguyễn Quốc Trinh với 6,25 điểm trung bình mỗi môn, Nam cũng chưa hết lo lắng. Để có thể nắm chắc tấm vé đỗ vào các trường THPT đúng như nguyện vọng của bản thân, sau khi đi học tại trường và hoàn thành việc học thêm vào 9 -10 giờ tối, Nam chỉ dám nghỉ ngơi 1 chút rồi lại bắt tay vào ôn tập tiếp tại nhà.

“Con ôn thi nhưng cả nhà đều cảm thấy áp lực giống như chuẩn bị thi cùng con.” Chị Lan, mẹ của Nam chia sẻ. Từ lúc lên lớp 9, lịch học của Nam dày đặc hơn, bố mẹ của Nam thay phiên đưa đón con đi học thay vì để con tự đạp xe đến lớp như trước. Buổi chiều, bố của Nam cũng tranh thủ về sớm lo cơm nước để con có thể kịp giờ học tối lúc 6 giờ 30 phút chiều.

Những nguyên nhân khiến học sinh lớp 9 “mất ăn mất ngủ” để chạy đua vào lớp 10

Hiện nay, để có thể giành được cho mình một suất vào lớp 10 tại các trường THPT công lập, hàng trăm nghìn học sinh lớp 9 đang chạy hết tốc lực thi đua với thời gian để có thể ôn luyện. Ngoài giờ học tại trường, không ít các em lựa chọn tham gia thêm các lớp học thêm ngoài giờ, đây đã trở thành điều bình thường đối với các em học sinh cuối cấp.

Theo các giáo viên, hiệu trưởng của các trường THCS, có 3 nguyên nhân chính khiến cho các em phải “vắt chân lên cổ” để ôn luyện như vậy.

“Tỉ lệ chọi” vào trường THPT công lập tại các thành phố lớn hiện nay rất cao

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là “tỉ lệ chọi” của các trường THPT công lập hiện nay tại các thành phố lớn rất cao. Tỉ lệ trúng tuyển vào các trường cấp 3 công lập tại thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng từ 60 – 80% tổng số thí sinh tham gia thi.

Ví dụ như năm ngoái, tại nội thành Hà Nội có 12 quận, gồm khoảng 45.000 em học sinh đăng ký tham gia thi để cạnh tranh cho 21.890 suất trúng tuyển vào các trường công lập, có nghĩa là chỉ 48% các em học sinh có thể vào được trường mà các em đã đặt nguyện vọng trước đó. Tỉ lệ cạnh tranh giảm dần ở vùng ngoại thành khi 48.000 em có thể trúng tuyển vào trường cấp 3 công lập trên tổng số 60.000 em tham gia vào kỳ thi vào 10.

Cách thức xét tuyển vào 10 tại các thành phố lớn

Một nguyên nhân khác chính là cách thức xét tuyển vào 10 của các thành phố lớn, điển hình là Hà Nội. Nhiều năm nay, Hà Nội vẫn được chia thành 12 khu vực tuyển sinh khác nhau. Mỗi học sinh sẽ được đăng ký tối đa là 3 nguyện vọng, trong đó, 2 nguyện vọng đầu tiên sẽ phụ thuộc vào khu vực cư trú của các em học sinh và nguyện vọng thứ 3 các em có thể đăng ký bất kỳ trường nào. Nếu như các em trượt nguyện vọng đầu tiên, nguyện vọng thứ 2 sẽ tiếp tục được xem xét. Tuy nhiên, để có thể xét tuyển bằng nguyện vọng 2,3, điểm thi phải cao hơn điểm chuẩn của trường từ 1 – 2 điểm.

Theo thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên của Hệ thống giáo dục HOCMAI, đây là phương thức xét tuyển đã lạc hậu và khiến cho các em học sinh cũng như các vị phụ huynh cảm thấy lo lắng vì có thể các em sẽ trượt hết tất cả các nguyện vọng.

Sự chênh lệch học phí và môi trường học tập giữa trường công và trường tư

Nguyên nhân cuối cùng khiến tỉ lệ cạnh tranh vào các trường THPT công lập tăng cao chính là sự chênh lệch học phí và môi trường học giữa trường công và tư. Theo thầy hiệu trưởng của một trường tại quận Đống Đa cho biết, học phí khi theo học trường cấp 3 công lập ở Hà Nội một tháng tối đa là 109.000 đồng, thấp hơn rất nhiều so với học phí cần phải đóng khi theo học các trường tư.

Các trường dân lập hiện nay có nhiều hệ học phí khác nhau, nhưng đa số đều là tính tiền triệu mỗi tháng, thậm chí chi phí học tập này lên đến con số hàng trăm triệu một tháng, chưa kể các chi phí khác như bán trú, đồng phục, xây dựng cơ sở vật chất,… Trong khi đó, thu nhập bình quân của người dân thủ đô năm 2021 chỉ là 6 triệu đồng 1 tháng, thấp hơn rất nhiều so với học phí mà các con phải đóng hàng tháng.

Chính vì những nguyên nhân trên mà cha mẹ đã đặt rất nhiều kỳ vọng lên con. Và lẽ dĩ nhiên những kỳ vọng này trở thành áp lực, khiến con phải học tập thật nhiều với việc ăn ngủ, nghỉ ngơi thiếu đảm bảo, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh. Ngoài ra, việc các em học sinh phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong thời gian dài cũng rất dễ khiến tâm lý của các em bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo bà Tô Thị Hải Yến, hiệu trưởng THCS Giảng Võ, học sinh nên dành thời gian để tự học và có kế hoạch ôn luyện khoa học hơn. Việc học sẽ đạt hiệu quả nếu các em phân bổ thời gian hợp lý. 

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên có các phương án dự phòng khác ngoài các trường cấp 3 công lập. Theo bà Yến, nhiều trường tư, cao đẳng dạy nghề hiện nay có chất lượng rất tốt, do đó, các vị phụ huynh cũng không cần “đóng khung” lựa chọn con phải vào công lập.

Dù vậy, đây cũng chỉ là những giải pháp tạm thời. Theo thầy Ngọc, thành phố Hà Nội nên có các phương án, nguyên tắc xét tuyển khác, học hỏi theo mô hình xét tuyển đại học hiện nay: Cho phép học sinh đăng ký nguyện vọng không giới hạn và không phân biệt điểm chuẩn giữa thứ tự các nguyện vọng đã đăng ký. Giải pháp này sẽ làm giảm áp lực cho các em học sinh hiệu quả hơn.

HM10 – Giải pháp luyện thi toàn diện dành cho kỳ thi vào 10 từ A – Z

Hiểu được sự vất vả của các em khi phải “chạy đôn chạy đáo” đi học thêm khiến cho sức khỏe thể chất cũng như tâm lý bị ảnh hưởng và sa sút, HOCMAI đã cho ra mắt giải pháp luyện thi toàn diện dành riêng cho kỳ thi vào lớp 10.

Với 3 giai đoạn học tập và ôn thi bài bản từ việc học kiến thức mới vững chắc, hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm và luyện đề, rèn kỹ năng, các em học sinh không cần phải đi học thêm ở bất cứ đâu khác mà vẫn có thể đảm bảo được chất lượng ôn thi.

Toàn bộ hệ thống bài giảng, kho tài liệu học tập phong phú là điểm mạnh của giải pháp HM10 của HOCMAI. Các em có thể tự học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cùng bài giảng video đã được ghi hình sẵn hay luyện đề cùng phòng luyện đề có đồng hồ bấm giờ như thi thật.

Đặc biệt, giải pháp luyện thi vào 10 của HOCMAI năm 2024 đã được nâng cấp với đa dạng hình thức học, thoải mái cho các em và cha mẹ lựa chọn để đảm bảo học đúng, học chuẩn. HM10 bao gồm hình thức học chủ động thông qua bài giảng được ghi hình sẵn, học trực tuyến cùng các thầy cô thông qua các phần mềm học tập theo mô hình lớp sĩ số nhỏ hay học gia sư kèm 1:1.

Dù học theo hình thức gì, các em học sinh cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ, giải đáp thắc mắc 24/7 đến từ đội ngũ trợ giảng chuyên môn, được tham gia các nhóm cộng đồng để có thể cập nhật thông tin về kỳ thi nhanh chóng và chính xác nhất,… Các dịch vụ đi kèm đều sẽ đồng hành cùng các em xuyên suốt quá trình tham gia giải pháp.

>>>> Cha mẹ và các em học sinh có thể tham khảo thêm về giải pháp TẠI ĐÂY <<<