Mâu thuẫn trong cách dạy của bố mẹ là nguyên nhân khiến con sợ học

0
5133

Bố muốn con phát triển tự nhiên, thích học gì thì học, mẹ muốn ngay từ cấp I phải đọc thông viết thạo, Toán – Văn – Anh giỏi giang…Mỗi người một ý, con không biết phải học theo ai?

Trước đây, trong gia đình chị Mai (Thanh Xuân – Hà Nội) nuôi dạy con là toàn quyền của chị Mai. Tuy nhiên, khi con bắt đầu vào cấp I, chồng chị cũng tham gia vào việc dạy con với lí do “muốn định hướng học tập cho con”. Tưởng chừng dưới sự giáo dục của cả bố mẹ, bé Dương (con chị Mai) sẽ có định hướng học tập tốt, phát triển hơn những đứa trẻ cùng trang lứa nhưng mọi chuyện lại không như vậy…

Với mong muốn con trở thành người giỏi giang, chị Mai xác định sẽ sớm cho con đi du học không thì cũng sẽ học các trường quốc tế và con sẽ tham gia vào các cuộc thi lớn, chính vì vậy khi con vừa đọc thành thạo chị đã cho con đi học thêm các lớp bổ trợ. Từ bổ trợ văn hóa đến bổ trợ kĩ năng, chỉ cần nghe ở đâu có lớp học tốt, có các học sinh giỏi học là chị đăng kí cho bé Dương. Mỗi tối, sau giờ ăn cơm là chị sẽ cùng bé Dương ngồi vào bàn học, hoàn thành bài trên lớp và bài học thêm sau đó sẽ tiếp tục rèn luyện Tiếng Anh giao tiếp với mẹ. Nhiều người cho rằng cách dạy của chị Mai làm con không còn thời gian vui chơi, con còn bé như thế nếu ép học nhiều quá sẽ phản tác dụng, không sớm thì muộn học sẽ là điều khiến Dương sợ hãi.

Chồng chị cũng không ủng hộ cách dạy con của chị. Anh chỉ cần con hoàn thành bài trên lớp, con thích học gì thì cứ học môn đó, không cần học đều các môn. Con thích Tiếng Anh thì nói không thì thôi anh cũng không ép con mình phải học. Nhiều hôm khi con vừa hoàn thành bài trên lớp anh liền đưa con đi công viên để mẹ không bắt con học tiếp…

Mỗi người một cách dạy, ai cũng cho rằng cách dạy của mình đúng. Bé Dương bị “xoay vòng” giữa cách dạy của cả bố cả mẹ lúc thì học dồn lúc lại thả lỏng khiến bé chán nản học tập, sao nhãng các bài tập và thường xuyên có thái độ học tập chống đối.

Không chỉ có gia đình chị Mai mới có mâu thuẫn trong việc dạy con, mà rất nhiều gia đình đang diễn ra tình trạng tương tự. Theo phân tích của Viện Tâm lý và Giáo dục Pháp luật, cha mẹ bất đồng trong việc dạy con thì đứa trẻ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất, cha mẹ chỉ quan tâm đến việc bảo vệ quan điểm của mình mà quên đi mục đích chính là giáo dục con, vô tình làm ảnh hưởng xấu đến tâm lí của con.

Trong quá trình dạy con, cha mẹ có rất nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên mục đích chung là để con được học tập vui vẻ, mang lại kết quả tốt. Chính vì vậy, mỗi cha mẹ cần bớt cái tôi cá nhân và cùng đưa ra được kế hoạch định hướng nuôi dạy con. Chia sẻ của nhiều bà mẹ cho rằng để cả bố và mẹ dạy được con mà không có mâu thuẫn thì có 3 điểm chính gia đình cần lưu ý:

  1. Xác định được năng lực của con

Điều này rất quan trọng bởi nếu không xác định được năng lực chính xác của con thì việc định hướng học tập sẽ bị lệch hướng. Ví dụ con không hề có năng lực Toán học nhưng lại cho con đi học các lớp luyện thi Toán, muốn con tham gia các kì thi Toán thì chắc chắn con sẽ không thể đạt được mong muốn của cha mẹ, trái lại còn ảnh hưởng đến tinh thần học tập của con.

Để có thể xác định được chính xác năng lực của con ở mức độ nào hay con thích học môn gì thì cha mẹ cần quan sát kĩ các biểu hiện của con qua điểm số, qua tinh thần học tập. Cha mẹ nên trao đổi với giáo viên giảng dạy con để nắm được lực học của con hoặc thử năng lực của con bằng các bài kiểm tra ngắn ngay tại nhà. Theo sát điểm số qua các bài kiểm tra chính là cách dễ dàng kiểm tra năng lực của con nhất!

>> Muốn con học tốt cha mẹ đừng dập tắt khả năng tự học của con

2.  Đồng nhất trong việc định hướng tương lai

Có thể thấy, ngay trong gia đình chị Mai, cha mẹ mâu thuẫn ngay từ việc định hướng con học tập, từ việc sắp xếp thời gian biểu hay phương pháp dạy đều không nhất quán. Chính vì vậy, để có thể định hướng tương lai cho con thì cha mẹ đều phải đồng nhất trong mọi việc, từ chọn trường đến thời gian biểu học tập sinh hoạt cho con. Có như vậy mới có thể cùng đưa ra một ý kiến để con phát triển tốt.

Tuy nhiên vấn đề lớn đó là mỗi người lại một quan điểm và thường bảo vệ chính kiến của mình đến cùng.  Để có thể đồng nhất được quan điểm nuôi dạy con thì bên cạnh việc xác định được năng lực của con, cha mẹ cần lắng nghe ý kiến từ chính con. Hãy xây dựng kế hoạch nuôi dạy con từ thực tế khả năng của chính gia đình và nhu cầu của con cha mẹ nhé!

3. Xây dựng kế hoạch học tập hợp lí

Sau khi xác định được năng lực của trẻ, thống nhất được cách dạy, định hướng cho con thì bước thứ 3 rất quan trọng để triển khai, hiện thực 2 bước trên.

Cha mẹ cần tìm phương pháp học tập cho con phù hợp, hợp lí thời gian, hợp lí cả khả năng của con. Một kế hoạch học tập hợp lí là kế hoạch không khiến con căng thẳng, con không chỉ có khoảng thời gian học mà còn có khoảng thời gian nghỉ ngơi. Việc học lí thuyết phải được song song với thực hành và ứng dụng trong cuộc sống thực tế để con có thể hiểu sâu nhớ lâu kiến thức hơn. Hãy dạy con từ những kiến thức cơ bản thay vì dồn ép con những kiến thức nâng cao ngay từ đầu. Đồng thời, kế hoạch học tập cũng cần hạn chế việc đi lại nhiều tốn thời gian của cả cha mẹ và con, gây cảm giác mệt mỏi “chạy sô” để học tập cho con. Cha mẹ hoàn toàn có thể tại nhà vẫn có thể giúp con tiếp thu thêm kiến thức bằng các sách bổ trợ hay khóa học online. Đây là biện pháp học tập mà rất nhiều gia đình lựa chọn để giảm căng thẳng trong quá trình học cho con.

Với 3 lưu ý trên, nếu cha mẹ có thể áp dụng thì việc dạy con sẽ trở nên đơn giản, con cũng sẽ chịu hợp tác cùng cha mẹ. Hãy là cha mẹ thông thái cùng dạy con, cùng giúp con vui vẻ, tìm được niềm yêu thích trong học tập!

>> Nếu không đi học thêm cha mẹ phải dạy con như thế nào? 

 

Nhiều cha mẹ muốn kiểm tra năng lực của con và kèm cặp con tại nhà mà chưa có giải pháp, chương trình học online là giải pháp dành cho cha mẹ. Chương trình Học Tốt là sự lựa chọn của nhiều phụ huynh với ưu điểm:

  • Hệ thống bài giảng bám sát kiến thức SGK
  • Hệ thống bài kiểm tra 15 phút, 45 phút giúp đánh giá được học sinh đang nắm được kiến thức ở mức độ nào để kịp thời bổ sung trau dồi kiến thức
  • Tiện lợi khi có thể học mọi lúc, mọi nơi

Với chương trình Học Tốt, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về kiến thức con nắm được cũng như khả năng giúp con tự học được nâng cao hơn.  Chị Hà Kim Liên (Phú Thọ) chia sẻ: “Khi cho con học chương trình học trực tuyến, con mình nâng cao tinh thần tự học, đến giờ là tự giác nghe bài giảng, ghi chép lại và làm bài tập, con rất thích học online vì vừa không phải đi lại vừa tiếp thu kiến thức nhanh chóng.”Cha mẹ tìm hiểu thêm chương trình Học Tốt tại đây!