[Mẹo học hay] Khám phá tuyệt chiêu để soạn văn không còn là “nỗi ám ảnh”

0
2445

Soạn văn là việc làm tất yếu và cần thiết để giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn. Không chỉ dễ dàng hơn trong việc nắm kiến thức bài học mà soạn văn còn giúp các bạn có nhiều ý kiến đóng góp trong quá trình học tập trên lớp. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh vẫn coi soạn văn là “nỗi ám ảnh” và soạn bài chỉ để đối phó với thầy cô.

Vậy có tuyệt chiêu gì để soạn văn không còn khiến học sinh “e sợ” khi học môn Văn? Cùng theo dõi những chia sẻ hữu ích từ cô Đỗ Khánh Phượng (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) nhé!

Cô Phượng chia sẻ bí kíp giúp học sinh soạn bài môn Ngữ văn hiệu quả và nhẹ nhàng hơn

Soạn văn để làm gì?

Soạn văn là cơ sở giúp học sinh tiếp cận tác phẩm, bài học trước khi đến lớp. Ở các môn học khác, học sinh có thể đến lớp học kiến thức sau đó thực hành giải bài tập. Tuy nhiên, đối với môn Ngữ văn, học sinh bắt buộc phải chuẩn bị bài trước ở nhà mới đảm bảo được hiệu quả trong quá trình tiếp thu kiến thức.

Những tuyệt chiêu chinh phục soạn văn

Bám sát kiến thức trong sách giáo khoa

1. Với phần văn bản (đọc văn)

  • Đọc kỹ văn bản: học sinh cần đọc kỹ văn bản cần học trước khi đến lớp để nắm được các chi tiết, các hình ảnh hay nắm được hoàn chỉnh nội dung tác phẩm.
  • Đọc kỹ phần chú thích: để mở rộng vốn từ, hiểu biết hơn về những vấn đề liên quan đến tác phẩm đang học như bối cảnh lịch sử xã hội.
  • Đọc kỹ về tác giả, hoàn cảnh sáng tác: kiến thức về tác giả hay hoàn cảnh sáng tác như thời đại, phong cách, quan điểm sáng tác sẽ giúp các bạn có những ý hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm.
  • Trả lời hệ thống câu hỏi trong phần Đọc – hiểu:
    • Trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa để tiếp cận và chuẩn bị kiến thức về tác phẩm.
    • Tự trả lời đúng trọng tâm, ngắn gọn, theo cách hiểu của cá nhân.
  • Sau khi học xong mới làm bài tập luyện tập.

2. Với phần Tiếng Việt

  • Trả lời các câu hỏi phần Tiếng Việt cần đọc kĩ phần lí thuyết và tự phân tích các ví dụ, thử lấy các ví dụ tương tự.
  • Đọc phần ghi nhớ trước khi soạn bài.
  • Làm thử một số bài tập trong sách giáo khoa.

Theo cô Phượng chia sẻ, phần Tiếng Việt cung cấp nhiều kiến thức khoa học nên việc soạn bài ở phần này vất vả hơn. Trong quá trình soạn bài, các bạn có thể làm chưa đúng các bài tập vận dụng nhưng khi đã được học kiến thức trên lớp, các bạn nên làm lại các bài tập đó để hiểu vì sao mình sai và khắc sâu kiến thức hơn.

3. Với phần Tập làm văn

Tương tự phần Tiếng Việt, phần Tập làm văn cũng là kiến thức khoa học mà học sinh cần được hướng dẫn cụ thể trước khi làm bài. Do đó, để soạn văn phần kiến thức này, các bạn có thể tham khảo một số bước sau:

  • Chuẩn bị trước khi đến lớp bằng cách phân tích văn bản mẫu.
  • Tự rút ra lí thuyết.
  • Đọc phần ghi nhớ.
  • Làm một số bài luyện tập.

Hoàn thiện hệ thống bài tập trong sách giáo khoa

Làm bài tập sau khi đã học xong văn bản, hoàn thiện lại hệ thống bài tập phần Tiếng Việt và Tập làm văn sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức rõ ràng.

Tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan từ tài liệu tham khảo

Để trau dồi kiến thức hơn về bài soạn, thì bên cạnh sách giáo khoa, trả lời câu hỏi ở dưới mỗi bài văn, học sinh có thể tham khảo những nội dung có liên quan tới bài viết đó trong các tài liệu. Những kiến thức đó sẽ giúp các bạn làm tốt bài văn, đồng thời khiến việc học Văn thêm hứng thú.

Ngoài các mẹo soạn văn cô Phượng đã chia sẻ, để biết thêm nhiều mẹo hay về môn Ngữ văn, phụ huynh và học sinh có thể theo dõi những bài giảng của cô Đỗ Khánh Phượng tại đây.

Ngoài ra, để trang bị kiến thức toàn diện các môn, phụ huynh có thể tham khảo cho các con Chương trình Học tốt 2021 – 2022 tại HOCMAI. Chương trình với hệ thống bài giảng được ghi hình trước với đầy đủ các môn của cấp THCS giúp học sinh dễ dàng tiếp thu và củng cố kiến thức ngay tại nhà. 

>> Đăng kí ngay để nhận thêm nhiều video mẹo học hay toán – văn – anh tại đây <<