Hầu hết những đứa trẻ thành công đều có điểm chung là được rèn luyện thói quen tự học từ nhỏ, được thấy hình ảnh tốt đẹp của cha mẹ và bắt chước theo. Do vậy muốn dạy con thành công, cha mẹ cần thay đổi những thói quen không tốt của chính mình.
Không ai là hoàn hảo và người làm cha làm mẹ cũng vậy. Tuy nhiên có những thói quen xấu cha mẹ hoàn toàn có thể thay đổi để trở thành tấm gương tích cực cho con. Điển hình là 4 thói quen dưới đây:
1. Tối ngày kèm cặp con học
Trước kia, có một câu chuyện về chủ đề dạy con từng nhận được nhiều sự quan tâm trên các trang mạng xã hội Trung Quốc. Câu chuyện kể về một người mẹ hết lòng vì con. Bởi muốn con thi đỗ vào trường điểm, người mẹ đã thuê nhà ở sát trường con học trong suốt 3 năm, dành hết tâm sức bồi dưỡng, kèm cặp con mình. Quả nhiên con của chị đỗ vào trường tốt nhất thành phố, hơn nữa còn được học lớp chọn.
Nhưng một thời gian sau, vì nhiều lý do mà chị không thể tối ngày kèm cặp con được nữa. Nào ngờ người con ấy đã nhanh chóng sa đà vào điện tử, liên tục trốn học, chỉ chưa đầy 2 tháng đã bị chuyển từ lớp chọn xuống lớp thường, sau đó bị nhà trường buộc thôi học.
Bị giám sát học tập quá mức khiến con thụ động, chán ghét việc học (Ảnh: GD&TĐ)
Câu chuyện chính là lời cảnh tỉnh cho những phụ huynh kèm cặp con trẻ một cách thái quá. Điều này sẽ khiến con thụ động với việc học, cũng khiến các em có suy nghĩ học không phải trách nhiệm của mình, từ đó ngày càng lệ thuộc vào cha mẹ. Muốn con tích cực chủ động trong học tập, điều đầu tiên mà cha mẹ cần làm chính là bỏ thói quen giám sát quá mức. Hãy nhớ chìa khóa thành công đến từ ý thức tự giác trong việc tu dưỡng và học hành của con!
2. Làm bài tập thay con
Có thể vì thương con không giải được bài tập hoặc vì không đủ kiên nhẫn khi kèm con học mà một số phụ huynh thường nghĩ hộ con. Trong khi đó việc có bố mẹ ngồi cạnh và chỉ cho phải làm những gì, kiểm soát từng bước hoặc làm giúp bài tập về nhà như vậy sẽ khiến con không có động lực học tập, thậm chí làm thui chột khả năng tư duy của con.
Bố mẹ cần nhớ chỉ giúp khi con nhờ. Ngay cả khi được nhờ, phụ huynh cũng chỉ nên giải thích những vấn đề con không hiểu chứ không nên làm hộ. Nếu con vẫn không thể làm bài dù đã cố hết sức thì việc nhẹ nhàng uốn nắn là rất quan trọng. Tuyệt đối tránh những lời trách mắng hoặc chê bai như “Bài đơn giản như thế này con cũng không làm được”, “Tại sao bạn này làm được còn con thì không?”,… khiến con tự ti về bản thân.
3. “Kiệm” lời khen dành cho con
Trong quá trình trưởng thành của con, ký ức sâu sắc nhất khiến con ghi nhớ không phải là sự phê bình mà là những lời biểu dương, khích lệ của người lớn mỗi khi chúng thành công. Tuy nhiên không ít cha mẹ lại thường bỏ qua những hành vi tích cực của con cái, không khen ngợi khi con làm tốt mà chỉ chú ý những hành động chưa đúng. Đây là thói quen không tốt mà cha mẹ nên sớm thay đổi.
Phụ huynh cần thường xuyên khen ngợi con đúng lúc, nhưng cũng không được luôn miệng nói “Con rất giỏi”, mà cần khen rõ tốt ở đâu, việc gì làm đúng. Cần biết khích lệ động viên con kịp thời, khen tặng con trước mỗi lần tiến bộ để thúc đẩy duy trì hành vi tốt đẹp ở con cái, giúp chúng có sự hứng khởi và khát vọng vươn tới những thành công mới.
Cha mẹ đừng nên “ngại” dành lời khen ngợi khi con làm tốt (Ảnh: GD&TĐ)
4. Thường xuyên thúc giục con “Học bài đi”
Coi trọng việc học của con là tốt nhưng lúc nào cũng lấy việc học làm trung tâm, thường xuyên thúc giục con “Học bài đi” sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý chống đối, học một cách qua loa đại khái. Đối với các con lứa tuổi THCS, việc nuôi dưỡng hứng thú với học tập, rèn luyện cho con ý thức tự học quan trọng hơn việc nhồi nhét kiến thức và điểm số.
Vì sao bạn lại đánh răng hàng ngày mà chẳng cần nỗ lực gì và coi việc ấy như một điều hiển nhiên. Vậy thì học tập với con cũng thế, muốn không cần phải nhắc nhở con học, không muốn việc học như là “khổ ải” với con thì xây dựng thói quen tự học ở nhà là bước vô cùng quan trọng. Muốn vậy bước đầu cha mẹ cần lựa chọn được một phương pháp học ở nhà hiệu quả, giúp hỗ trợ đắc lực cho việc học trên lớp và hình thành được thói quen tự học ở con.
Với mong muốn giúp phụ huynh có một phương pháp hỗ trợ học tập tốt nhất cho con mà không mất nhiều thời gian kèm cặp con học ở nhà, đồng thời rèn luyện cho con ý thức tự giác học, cải thiện kết quả học tập trong thời gian ngắn, Hệ thống Giáo dục HOCMAI tiếp tục triển khai Chương trình Học tốt 2021-2022 dành cho học sinh lớp 7,8,9. Với lộ trình học tập rõ ràng, bài giảng bám sát SGK sẽ giúp các em chắc kiến thức, vững tư duy, sẵn sàng bứt phá trong năm học mới.
>>> ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY tại đây: https://hocmai.link/Phuong-phap-giup-con-tuhoc
Có thể thấy gia đình đóng vai trò vô cùng lớn trong việc quyết định tới kết quả học tập và quá trình phát triển của con. Không phải thầy cô hay bạn bè mà chính cha mẹ mới là người thầy có sức ảnh hưởng nhất đối với con. Muốn con học tốt, trước hết phụ huynh cần thay đổi những thói quen không tốt của mình.