Nắm chắc trong lòng bàn tay với 03 từ loại trong tiếng Việt

0
5288

Cô Vân Anh – Giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ khái quát lại nội dung kiến thức chuyên đề từ loại Tiếng Việt.

Trong chương trình Tiểu học, học sinh sẽ được làm quen với 03 từ loại quan trọng: Danh từ, động từ tính từ. Đây là sự nâng cao hơn của từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm mà học sinh đã học từ lớp 2 và lớp 3. Các bậc phụ huynh cùng tham khảo phần bài giảng dưới đây để giúp con bỏ túi những kiến thức quan trọng về từ loại nhé

1.Danh từ

Danh từ là những từ chỉ tên của sự vật và tên của đơn vị. Tên của sự vật thì gồm danh từ chung (là những từ chỉ sự vật nói chung), và danh từ riêng (như tên của người, địa danh, thường được viết hoa) .

*Mẹo : Để nhận biết danh từ, người ta đặt trước nó một từ chỉ số lượng bất kì (1,2,3,…) hoặc những từ như “những”, “các”, “mọi”, “mỗi”…

2.Động từ

Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng.

Động từ thường được đứng làm vị ngữ

Ví dụ: bay, nhảy, đi, ăn, yêu…

Động từ được chia ra làm 02 loại là động từ chỉ hoạt độngđộng từ chỉ trạng thái.

+ Động từ chỉ hoạt động là những hành động diễn ra bên ngoài, người ngoài nhìn thấy được

Ví dụ: chạy, đi,…

+ Động từ chỉ trạng thái là những hành động diễn ra bên trong, người ngoài có thể không nhìn thấy được

Ví dụ: yêu, ghét …

*Mẹo: Để nhận biết động từ, ta thêm những từ như “đã”, “sẽ”, “đang”… vào trước nó.

3.Tính từ

Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Ví dụ: nóng, lạnh, đẹp, xinh xắn,…

Phân loại: Tính từ chỉ đặc điểmtính từ chỉ tính chất

Tính từ chỉ đặc điểm là những từ chỉ màu sắc, hình dáng, kích thước, tính cách. (Ví dụ: tròn, méo, xanh, đỏ , tím, dài, ngắn,…)

Tính từ chỉ tính chất là những từ chỉ mùi vị, cảm giác, cảm xúc (Ví dụ: thơm, buồn, ghét,…)

*Mẹo: Để nhận biết tính từ, ta thêm những từ như “rất”, “lắm”, “cực”… vào trước nó

Tính từ chỉ cảm xúc sẽ trở thành động từ chỉ trạng thái nếu nó đi kèm được với :”đã”, “đang”, “sẽ”…

Trên đây là toàn bộ phần lý thuyết về từ loại cũng như những phương pháp để tránh nhầm lẫn giữa danh từ, động từ tính từ. Qua đây, cô Vân Anh hy vọng học sinh nắm được những kiến thức cơ bản tổng quát nhất về từ loại trong tiếng Việt để từ đó vận dụng được vào trong các dạng bài tập phân loại.

Để con học tập và ôn luyện toàn diện hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo Chương trình Học Tốt: Các khóa học được xây dựng sát Chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục, đa dạng theo năng lực học của con. Phụ huynh sẽ được nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí về khóa học ngay tại đây nhé!