Nắm gọn “bí kíp” học tốt môn Ngữ văn 6 sách Cánh Diều cùng cô Nguyễn Thị Nga

0
2494

Đồng cảm với những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh có con sắp vào lớp 6, khi mà năm học 2021-2022 tới đây, teen 2k10 sẽ học với những bộ sách giáo khoa hoàn toàn mới, sẽ có rất nhiều thay đổi về mặt kiến thức, kỹ năng lẫn mục tiêu chương trình học.

Ở bộ môn Ngữ văn 6, sách Cánh Diều, các con sẽ học gì? Học như thế nào? Đâu mới là phương pháp tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất? Phụ huynh và các em cùng lắng nghe video tư vấn “bí kíp” học tốt của cô Nga và tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Chi tiết video tư vấn “bí kíp” học tốt của cô Nguyễn Thị Nga:

I. Mục tiêu là gì?

Với những thay đổi toàn diện so với sách giáo khoa cũ thì mục tiêu môn Ngữ văn 6, sách Cánh Diều không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức cho học sinh nữa mà chuyển sang việc phát triển phẩm chất và năng lực (năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ, văn học, năng lực giao tiếp qua 4 hoạt động đọc-viết-nghe-nói).

Thông qua quan sát và trải nghiệm, thầy cô chính là người kiến tạo kiến thức cho học sinh (thay vì “mớm” kiến thức, đọc-chép thụ động như trước đây)

II. Năng lực là gì?

Học sinh có năng lực cần phải đáp ứng đủ kiến thức, kỹ năng và hiểu được bản chất của vấn đề mà bài học đặt ra.

Về kiến thức: Làm chủ kiến thức (khái niệm, nội dung, nghệ thuật chính của văn bản)

Về kỹ năng: Thực hành các bước đọc, viết, nói và nghe với những văn bản, vấn đề mới

Hiểu bản chất: Hiểu và có thể tự lý giải được tại sao lại thực hiện thực hiện các thao tác đọc, viết, nói, nghe như thế

Những yêu cầu về năng lực mà học sinh cần đạt được ở môn Ngữ văn 6, sách Cánh Diều.
“Thang yêu cầu” ở chương trình mới sẽ giúp phát triển năng lực tư duy của học trò.

III. Nội dung chương trình học 

1. Học gì?

Môn Ngữ văn 6 sách Cánh Diều, mỗi học kì học sinh sẽ được tiếp cận với 5 bài học được hệ thống theo thể loại.

Học kì I Học kì II
1. Truyện (truyền thuyết & cổ tích)

2. Thơ (lục bát)

3. Kí (hồi kí, du kí)

4. Văn bản nghị luận (nghị luận văn học)

5. Văn bản thông tin (thuật lại sự kiện theo dòng thời gian)

6. Truyện (truyện đồng thoại, truyện của Pu-skin và An-đéc-xen)

7. Thơ (thơ có yếu tố tự sự và miêu tả)

8. Văn bản nghị luận (nghị luận xã hội)

9. Truyện (truyện ngắn)

10. Văn bản thông tin (thuận lại sự kiện theo nguyên nhân kết quả)

Các bài học được thiết kế theo mô hình tích hợp, lấy hệ thống thể loại có kết hợp với chủ đề, đề tài của văn bản để phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học

 

2. Hệ thống ngữ liệu

Cô Nga cũng lưu ý phụ huynh và học sinh hãy yên tâm, bởi hệ thống ngữ liệu của chương trình học Ngữ văn 6 sách Cánh Diều có rất nhiều tác phẩm gần gũi với các con. Đó đều là những tác phẩm quen thuộc với các bạn đọc nhí, những tác giả gần gũi với tuổi thơ (truyện của Nguyễn Nhật Ánh, truyện An-đéc-xen,…), một số tác phẩm cũng nằm trong chương trình học ở sách giáo khoa cũ.

Những tác phẩm truyện, kí.
Những tác phẩm thơ ca.

3. Cấu trúc bài học

Cấu trúc bài học được sắp xếp khoa học, rõ ràng. Đối với từng bài học đều có đề ra yêu cầu cần đạt để học sinh xác định mục tiêu, đồng thời sau khi kết thúc bài học có thể tự kiểm tra lại xem mình đã đạt được mục tiêu hay chưa? 

Một điểm mới so với sách giáo khoa cũ là khi học Ngữ văn 6 sách Cánh Diều, học sinh sẽ được cung cấp rất nhiều kiến thức về các khái niệm, thuật ngữ văn học,… Đây là những điều mà ở sách giáo cũ không có.

4. Hoạt động cơ bản

Bộ sách Cánh Diều, môn Ngữ văn 6 được thiết kế dựa trên 4 hoạt động cơ bản sau:

Học đọc: Học đọc – hiểu văn bản

Thực hành tiếng Việt

Học viết với 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng

Học nói & nghe: Thực hành kĩ năng giao tiếp ngay trong lớp học sẽ giúp học sinh tự tin, mạnh dạn hơn

Những yêu cầu đối với kỹ năng viết của học sinh.
Những yêu cầu đối với kỹ năng nói & nghe.

IV. Học như thế nào?

“Học như thế nào?” là một câu hỏi đau đầu chưa tìm ra lời giải đáp của nhiều bậc phụ huynh. Theo cô Nga, học như thế nào còn phải tùy thuộc vào năng lực, điều kiện và hoàn cảnh của học sinh để có phương pháp học tập phù hợp.

Những năng lực & phẩm chất mà học sinh cần có ở chương trình mới.

Dựa trên những kinh nghiệm dạy học đã có, cô Nga đưa ra quan điểm cá nhân dưới đây để tư vấn cho quý phụ huynh và các con:

* Chuẩn bị: 

– Tìm hiểu sự khác biệt, nội dung, yêu cầu đầu ra của chương trình, cách thức kiểm tra, đánh giá,…

– Sức khỏe và tinh thần học tập, tâm thế cởi mở, sẵn sàng đón nhận khó khăn, thử thách, những điều mới mẻ,…

* Các hoạt động:

– Đọc:

  • Chiến thuật đọc: đọc lướt, đọc diễn cảm, đọc sâu, suy luận, theo dõi (đánh dấu, ghi chú, tóm tắt, đặt câu hỏi, tra từ điển, sổ tay tiếng Việt)
  • Trả lời hệ thống các câu hỏi trong sách giáo khoa
  • Tìm ra đặc trưng thể loại và hệ thống các bước đọc hiểu theo thể loại đó
  • Kết nối với các văn bản khác cùng thể loại, thực hành đọc hiểu theo các bước.

– Thực hành tiếng Việt:

  • Hiểu được khái niệm, lấy được ví dụ
  • Vận dụng và giải quyết các vấn đề trong SGK và đời sống thực tế
  • Công cụ: sổ tay, từ điển
  • Thực hành giao tiếp và đọc sách nhiều hơn.

– Viết:

  • Hiểu được đặc thù 6 kiểu văn bản
  • Đi theo các bước cụ thể: định hướng, tìm ý, lập dàn ý, viết, kiểm tra, chỉnh sửa
  • Đọc mở rộng tài liệu để trau dồi ý tưởng và vốn từ
  • Luyện viết: nhật kí, sáng tác truyện,…

– Nói và nghe:

  • Trau dồi vốn từ: sổ tay, đọc nhiều, tích lũy ý tưởng, ngôn từ,…
  • Tích cực đưa ra ý kiến cá nhân và nắm bắt cơ hội được nói/ trình bày suy nghĩ, quan điểm
  • Thực hiện các bước: định hướng, tìm ý, lập dàn ý, nói & nghe, rút kinh nghiệm
  • Tự tin, kết hợp ngôn ngữ cơ thể: ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ

* Sự đồng hành của phụ huynh

Cô Nga chia sẻ, học sinh lớp 6 khi mới chuyển cấp sẽ rất bối rối khi phải đối mặt với nhiều vấn đề về học tập lẫn phát triển tâm sinh lý. Phụ huynh cần lưu ý năm học 2021 – 2022 chính là năm học “bản lề”, các con được làm quen với sách giáo khoa mới, phương pháp học tập mới,… nên càng cần đặc biệt lưu ý:

– Dành thời gian cho con

– Tìm hiểu thông tin

– Đồng hành: hỗ trợ, động viên, chia sẻ những khó khăn và áp lực với các con.

Trên đây là những tư vấn về “bí kíp” học tốt môn Ngữ văn 6, sách Cánh Diều của cô Nguyễn Thị Nga. Phụ huynh có con sắp vào cấp hai còn đang băn khoăn, lo lắng về những đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng từ năm học 2021 – 2022 tới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì có thể tham khảo Chương trình Học tốt lớp 6 mới của HOCMAI.

Cô Nga chia sẻ về những điều bản thân tâm đắc nhất đối với khóa Học tốt Ngữ văn 6 – Cánh Diều ở HOCMAI.

Chương trình Học tốt lớp 6 mới của HOCMAI chính là giải pháp học tập toàn diện giúp teen 2k10 chuẩn bị kiến thức từ hè, sẵn sàng trước những đổi mới của sách giáo khoa và chương trình học khi bước vào năm học mới.

Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ Hotline 093 658 5812 hoặc ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !