[Ngữ văn 6] Hướng dẫn học sinh phân biệt Ẩn dụ và Hoán dụ

0
2824

Phần Tiếng Việt lớp 6 học sinh được làm với biện pháp tu từ Ẩn dụ và biện pháp tu từ Hoán dụ. Tuy nhiên nhiều học sinh bị nhầm lẫn và không phân biệt được hai biện pháp này. Bài viết dưới đây thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn tại HOCMAI sẽ hướng dẫn học sinh cách để phân biệt hai biện pháp tu từ này.

Điểm giống nhau, khác nhau giữa Ẩn dụ và Hoán dụ

Theo thầy Hùng: “ Rất nhiều học sinh vẫn băn khoăn chưa hiểu bản chất của ẩn dụ và hoán dụ và nhiều khi xác định nhầm lẫn hai biện pháp tu từ này. Chính vì vậy, thầy sẽ giúp các bạn hiểu được bản chất cũng như là các bí kíp để các bạn phân biệt được hai biện pháp này.”

Đầu tiên, điểm giống nhau, thầy Hùng định hướng bản chất của cả ẩn dụ hoán dụ đều là so sánh được thay đổi thành một tên gọi khác qua thao tác liên tưởng, so sánh trên nền tảng văn cảnh của tác phẩm. Trong đó yếu tố so sánh là yếu tố A bị ẩn đi còn yếu tố được so sánh B lại được hiện ra qua câu chữ. 

Thầy Hùng hướng dẫn học sinh phân biệt ẩn dụ và hoán dụ 

Thầy Hùng cũng cũng chỉ ra sự khác nhau của hai biện pháp tu từ này chính là từ mối quan hệ giữa hai yếu tố A và B. Nếu A và B có mối quan hệ tương đồng thì là ẩn dụ còn nếu A và B là mối quan hệ tương cận thì là hoán dụ. 

Đối với ẩn dụ, khi tương đồng về hình thức thì có ẩn dụ hình thức, khi tương đồng về những yếu tố bên trong thì có ẩn dụ về phẩm chất, khi tương đồng về cách thức thực hiện hành động thì có ẩn dụ cách thức và khi tương đồng về cảm giác thì có ẩn dụ về chuyển đổi cảm giác.

Còn với hoán dụ, thầy Hùng định nghĩa mối quan hệ của hoán dụ là tương cận, tức là có đặc điểm gần gũi nhau. Hoán dụ sẽ có 4 kiểu hoán dụ: vật chứa với vật bị chứa, bộ phận với toàn thể, cụ thể với trừu tượng và dấu hiệu với sự vật.

Hai bước phân biệt Ẩn dụ và Hoán dụ

Hai biện pháp tu từ này có nhiều nét giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn, khó phân biệt, vậy làm cách nào để phân biệt được? Thầy Hùng đã chỉ ra cho học sinh các bước để có thể phân biệt được hai biện pháp này theo hai bước:

Bước một, tìm yếu tố bị lấp đi hay chính là tên gọi ban đầu, tên gọi đúng của văn bản. Muốn tìm được yếu tố này học sinh phải dựa vào văn cảnh, ngữ cảnh, đồng thời dựa vào mối quan hệ khách quan của các sự vật. Bước một chỉ là bước xác định ban đầu của đối tượng, còn sang bước tiếp theo, học sinh mới xác định được đây là ẩn dụ hay hoán dụ. 

Bước hai, học sinh xác định mối quan hệ giữa hai đối tượng. Ở bước này, có rất nhiều học sinh lúng túng không xác định được mối quan hệ giữa hai đối tượng. Thầy cho rằng bản chất là khi học sinh đã khôi phục được hai hình ảnh so sánh thì việc xác định mối quan hệ của hai đối tượng đã dễ dàng hơn rất nhiều. Và bí kíp mà thầy Hùng gửi đến học sinh đó là các bạn hãy thử đặt từ từ so sánh “như”  ở giữa hai đối tượng để so sánh, nếu nó hợp lý, ta có thể khẳng định ngay là ẩn dụ. Còn nếu khi thêm từ so sánh mà không hợp lý giữa hai sự vật thì đó là hoán dụ.

Bí kíp để học sinh lớp 6 phân biệt ẩn dụ và hoán dụ 

Để học sinh hiểu hơn bí kíp này, hãy cùng thầy Hùng vận dụng vào hai ví dụ dưới đây:

VD1: Xét đoạn thơ dưới đây:

Tay ta tay búa tay cày

Tay gươm tay bút dựng xây nước mình

Theo bước một, từ ví dụ, vậy hình ảnh bị ẩn đi là gì? Tay búa chính là người cầm búa, tay cày chính là người cầm cày, tay bút chính là người cầm bút,… Vậy thầy Hùng hướng dẫn đặt từ “như” vào hai đối tượng thì sẽ được: tay búa như người cầm búa, tay gươm như người cầm gươm,… Việc thêm từ như này khiến hai đối tượng không hề hợp lý, vậy ta có thể khẳng định, đây chính là biện pháp tu từ hoán dụ, sâu hơn thì đây chính là biện pháp hoán dụ lấy bộ phận thay cho toàn thể.

VD2: Xét đoạn thơ dưới đây:

“Thác bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời”

Vậy ở bước một, xác định đối tượng so sánh thì đối tượng ở câu thơ này là hình ảnh “thác”. Căn cứ vào ngữ cảnh của đoạn thơ, vượt thác nhưng là vượt thác không phải ở trên sông mà là ở trên “đời” nên “thác” ở đây ám chỉ những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Ở đây, nếu đặt từ “như” vào giữa hai đối tượng thì sẽ được: “Khó khăn thử thách trong cuộc đời cũng giống như những dòng thác”. Những khó khăn, thử thách trong cuộc đời cũng giống như những hiểm trở gập ghềnh cản bước con người tiến về phía trước. Từ đó ta kết luận tác giả đang sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, và trong bối cảnh này là ẩn dụ hình thức.

Phụ huynh và học sinh xem chi tiết bài giảng của thầy tại video:

 Trên đây là những hướng dẫn của thầy Hùng để học sinh lớp 6 có thể phân biệt được ẩn dụ và hoán dụ. Tuy nhiên, để học sinh học tập hiệu quả nhất, ngay từ hè này, phụ huynh và học sinh lớp 6 cũng nên có giải pháp để giúp con nắm chắc kiến thức các môn học khác để vào năm học mới các con không bị bỡ ngỡ. Kỳ nghỉ hè bị rút ngắn chỉ còn một tháng, năm học mới thì đã tới gần, dịch bệnh thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm nên việc đưa các bạn đến lớp học thêm không phải là một sự lựa chọn hiệu quả.

Hiểu được điều này, thầy Nguyễn Phi Hùng cũng như thầy cô của HOCMAI xây dựng Chương trình Học tốt 2020-2021 để giúp học sinh lớp 6 nói chung và học sinh THCS nói riêng có thể đồng hành cùng các bạn nắm chắc kiến thức các môn học ngay từ trong hè.Với 2 khóa Trang bị kiến thứcÔn luyện sẽ giúp học sinh từ lớp 6-9 tự học hiệu quả tại nhà trong thời gian nghỉ hè. Qua đó học sinh sẽ nắm chắc kiến thức, kỹ năng và tạo đà bứt phá điểm số trong năm học tiếp theo.

Phụ huynh và học sinh để lại thông tin để nhận tư vấn và hướng dẫn đăng kí học thử khóa học MIỄN PHÍ khóa học tại link sau: https://hocmai.link/Bi-kip-hoc-tot-cho-nam-hoc-moi

Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.