[Ngữ văn 8]: Hướng dẫn phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ “Nhớ Rừng” của Thế Lữ

0
7557

Nhớ rừng của Thế Lữ là tác phẩm thơ quan trọng trong chương trình Ngữ văn 8. Bài thơ gợi nhớ cho người đọc về hình ảnh một chúa tể sơn lâm khoác bóng một thời vàng son đã xa, một tâm hồn tràn đầy lãng mạn, khát khao tự do, thoát ly thực tại chán ghét, tù túng, một tấm lòng yêu nước thầm kín lặng lẽ.

Mạch cảm xúc của bài thơ chính là diễn biến tâm trạng của con hổ, hay chính cái tôi trữ tình của tác giả. Thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ giúp các bạn phân tích rõ hơn diễn biến tâm trạng của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

Hướng dẫn phân tích chi tiết tâm trạng con hổ trong bài thơ

Như một bài văn phân tích khác, chúng ta triển khai đề bài trên cả 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Trong đó: 

  • Mở bài phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nêu rõ vấn đề cần phân tích. 
  • Phần thân bài: Luận điểm phải rõ ràng, mạch lạc, bám bám sát mạch cảm xúc nhân vật trữ tình. Trong quá trình phân tích phải trích dẫn thơ vào bài để làm dẫn chứng cho luận điểm. 
  • Phần kết bài: Khẳng định lại vấn đề, và thành công của tác phẩm.

1. MỞ BÀI

  Giới thiệu tác giả:

  • Tự nhận mình là người khách bộ hành ngao du trong chốn trần gian.
  •  Ông đóng vai trò là “chủ tướng” của phong trào thơ mới ở Việt Nam (1932 -1945) trong những năm đầu.

 Giới thiệu tác phẩm:

  • Nhớ rừng là bài thơ đánh dấu sự trưởng thành và thành thắng lợi toàn vẹn của phong trào thơ mới đối với phong trào thơ cũ, đánh dấu quá trình hội nhập của nền văn học Việt Nam trong dòng chảy của văn học thế giới.

 Giới thiệu vấn đề: Diễn biến tâm trạng con hổ

  • Bài thơ theo mạch diễn biến tâm trạng của con hổ, hay chính là cái tôi trữ tình của tác giả: mượn lời con hổ trong vườn bách thú để diễn tả nỗi lòng của cả một thế hệ thanh niên trí thức trong hoàn cảnh đất nước chịu cảnh nô lệ.

2. THÂN BÀI

a. Tình cảnh và thân phận của con hổ

  Tình cảnh:

  • “sa cơ”, “thất cơ lỡ vận” ~ “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn” (Nguyễn Du)

  Thân phận:

  •  tù nhân: “cũi sắt”, “tù hãm”, bị con người khinh bỉ, chế giễu; trớ trêu: từng là chúa sơn lâm oai hùng khắp chốn, nay bị nhốt trong cũi, bị con người khinh bỉ,…
  • “thứ đồ chơi”, trò lạ mắt, sánh ngang bầy cùng bọn gấu, báo,…

 Tâm trạng của hổ:

Gậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

  • Thanh điệu: trắc/ bằng: 5/3, ở vị trí quan trọng
  • Hình ảnh:

+  “khối căm hờn” – vật chất hóa

+  “gậm” – uất ức bị kìm chế

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

  •  Thanh điệu: Trắc/ bằng: 1/7, tựa như âm điệu của một tiếng thở dài đầy chán ngán
  •  Hình ảnh: “nằm dài” – vì buồn chán, bất lực, thất vọng

Ý nghĩa: Sự bất lực trước thực tại

b. Nỗi nhớ về quá khứ huy hoàng

 Ước vọng thoát li thực tại:

  • Không gian vườn thú – chốn sơn lâm
  • Thời gian: hiện tại – quá khứ
  • Du hành bằng tưởng tượng, ký ức, hoài niệm.

  Chốn sơn lâm:

  • Hình ảnh: bóng cả, cây già – hoang sơ, bí ẩn
  • Âm thanh: hét, thét, gào + gió ngàn, nguồn núi
  • Hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên – Khúc trường ca dữ dội, hùng tráng
  • Ánh sáng: “vờn bóng âm thầm”, lá gai, cỏ sắc
  • Tiềm ẩn nhiều hiểm nguy

 Hình ảnh vị chúa sơn lâm:

  • Hình dáng, tư thế: “dõng dạc, đường hoàng” – Tư thế dũng mãnh, đầy tự tin của một bậc vương giả, đế vương
  • Chuyển động: “lượn tấm thân” ~ sóng cuộn nhịp nhàng – uyển chuyển, nhịp nhàng, sức mạnh tiềm ẩn bên trong
  • Ánh nhìn: “quắc mắt” – sức mạnh tinh thần, uy lực tuyệt đối, áp đảo thế giới xung quanh

 Bộ tranh tứ bình về cảnh núi rừng và vị chúa sơn lâm:

   + Nhận xét chung:

  • Trong khuôn khổ 10 câu thơ, tác giả đã tái hiện bốn khoảnh khắc về không gian núi rừng hoang sơ, về sức mạnh quyền uy của vị chúa tể.
  • Điệp từ “đâu” + câu hỏi tu từ: nỗi niềm nhớ tiếc, day dứt, băn khoăn về một thời đã xa, đã qua, về một miền đã mờ khuất trong kí ức.

  + Bộ tranh tứ bình:

      Cảnh đêm vàng bên bờ suối:

  •  “đêm vàng”: thơ mộng, trữ tình
  • Vị chúa tể, một kẻ thi nhân đang say trăng, thưởng trăng

      Cảnh mưa rừng:

  •  “mưa chuyển bốn phương”: mạnh mẽ và rầm rộ
  • “lặng ngắm giang san”: tư thế của một bậc vương giả

      Cảnh bình minh:

  •  “cây xanh nắng gội”: trong trẻo, hiền hòa
  •  “giấc ngủ tưng bừng”: uy nghi, thanh thản (vì được tắm gội trong âm thanh, ánh sáng)

      Cảnh hoàng hôn:

  • Mạnh mẽ, dữ dội, khốc liệt
  • Bậc đế vương đầy quyền uy, sức mạnh, bí hiểm

  “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

c. Chán ghét thực tại tầm thường

 Từ “Nay” – đánh dấu sự chuyển biến:

  • Thời gian: quá khứ – hiện tại
  • Không gian: rừng sâu – vườn bách thú
  • Cảm xúc: tự hào, tự do – tù túng, chán ghét

   Không gian vườn thú:

  • Có đủ mọi thứ – cỏ, cây, suối,… giống trong thiên nhiên
  • Không gian nhân tạo, giả dối, tầm thường: gọn ghẽ, hiền lành, quy củ >< cả cả, hoang vu, bí hiểm

  Tâm trạng bi kịch:

  •  Gậm một nỗi căm – “ôm niềm uất hận”
  • Nằm dài – căm ghét

d. Khao khát tự do, thoát ly thực tại

 Đối thoại: với cảnh rừng đại ngàn hùng vĩ, với quá khứ huy hoàng
 Ngôn ngữ thể hiện niềm tự hào sâu sắc:

  • “Hơi”: 2 lần – niềm tự hào
  •  Khung cảnh núi rừng: chốn nước non, hùng vĩ, đất thênh thang, “cảnh rừng ghê gớm”, không gian bao la hùng vĩ
  • Con hổ: ngự trị, hầm thiêng, vùng vẫy

Ý nghĩa: Khát khao tự do đẩy lên cháy bỏng, mãnh liệt

Chi tiết về phân tích toàn bộ bài thơ, các em học sinh xem tại: Soạn bài nhớ rừng

3. KẾT BÀI

  Khái quát lại tâm trạng của con hổ: chán ghét thực tại tầm thường và niềm khát khao tự do mãnh liệt
 Sự thành công của tác phẩm: gây tiếng vang lớn,…

Một số lưu ý khi làm bài phân tích tâm trạng con hổ

  • Trong quá trình phân tích hãy liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác bài thơ: đất nước chịu ách nô lệ, nhân dân lầm than, cuộc chiến giữa thơ mới và thơ cũ,…
  •  Bài thơ là lời tác giả mượn lời con hổ để nói lên nỗi lòng của mình, của cả một thế hệ dân tộc – khát vọng độc lập tự do, cuộc sống ấm no yên bình.
  • Tình yêu nước thầm kín của nhà thơ Thế Lữ
  • Đặc biệt phải đánh giá được nghệ thuật sử dụng ngôn từ tài hoa của Thế Lữ: phong phú, có linh hồn và đắt giá
  • Một số nhận định hay về bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ:

“Đọc đôi bài, nhất là bài nhớ rừng, tường chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường…” (Hoài Thanh)

Hy vọng với dàn bài chi tiết trên, học sinh sẽ hiểu thêm hơn về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, đồng thời có cơ sở làm các dạng bài liên quan tới tác phẩm. Để học thêm nhiều bài giảng của thầy Nguyễn Phi Hùng, cũng như trang bị thêm kiến thức môn Ngữ văn 8, phụ huynh và học sinh tham khảo Chương trình Học tốt của Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Với đội ngũ giáo viên tâm huyết, cùng hệ thống bài giảng chi tiết, trang bị kiến thức cơ bản, bám sát các bài học trong chương trình. Sau mỗi chương học đều có bài ôn luyện, tự đánh giá năng lực giúp chúng ta dễ dàng xác định được năng lực hiện tại và có lộ trình học hiệu quả, chi tiết hơn.