Đọc sai đề bài, vẽ sai hình, nhớ nhầm công thức… là những lỗi cơ bản khiến thí sinh dễ mất điểm khi làm bài thi môn Toán.
Những bài toán về căn thức
Nếu bài toán không cho điều kiện của biến, ta cần xác định điều kiện. Điều kiện này xuyên suốt bài toán.
Ngoài ra, học sinh cũng hay mắc lỗi khai căn sai dẫn đến sai kết quả, thiếu nghiệm hoặc với bài toán tìm x để biểu thức P là số nguyên, học sinh cũng mắc sai sót do xác định sai các yếu tố của đề bài dẫn đến sử dụng sai phương pháp.
- Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
- ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
- TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
- DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Học sinh hay mắc lỗi thiếu điều kiện dẫn đến sai kết quả.
Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Học sinh cần lưu ý 3 vấn đề:
– Tránh quên điều kiện khi gọi ẩn, hoặc đặt điều kiện sai.
– Các đại lượng phải được quy về cùng đơn vị, ví dụ km, giờ, km/h.
– Chú ý kết luận. Nếu bài toán có hai biến x, y thì nhiều học sinh kết luận sai như sau: (x; y) = (10;15), (15; 10). Kết luận đúng: (x; y) = (10;15) hoặc (x; y) = (15; 10).
Bài đồ thị hàm số: Ở dạng bài đồ thị, học sinh thường mắc các lỗi:
– Nhận diện sai đồ thị hàm số bậc nhất và bậc hai: vẽ đồ thị bậc hai là đường thẳng.
– Nhầm hoành độ và tung độ, các điểm thuộc trục tung thì hoành độ phải bằng 0 và ngược lại.
– Nhầm lẫn như sau: “Hoành độ giao điểm là nghiệm hệ phương trình”, “tọa độ giao điểm là nghiệm của phương trình”.
– Trong chương trình thi toán chung vào lớp 10, học sinh không được sử dụng công thức tính độ dài đoạn thẳng, không được sử dụng điều kiện hai đường thẳng vuông góc.
Bài toán giải phương trình thường gặp trong đề thi
Phương trình bậc hai
Ở dạng bài này, học sinh hay mắc lỗi về dấu, nhầm dạng, quên xét điều kiện cho nghiệm, sai sót khi biện luận số nghiệm của phương trình hoặc tìm mối liên hệ giữa các nghiệm.
Bài hình học
Phần hình các bạn thường ít nhầm lẫn nhưng cần lưu ý để làm đúng và đạt điểm tối đa:
– Vẽ hình chính xác và ký hiệu đầy đủ. Chỉ đường tròn được vẽ bút chì, các đường khác vẽ cùng màu với chữ viết. Khi gọi thêm điểm ta phải giới thiệu trong bài.
– Không vẽ hình vào trường hợp đặc biệt, tránh ngộ nhận. Đề bài cho tam giác thường thì ta không nên vẽ tam giác đều, hoặc tam giác vuông…
– Ký hiệu 2 tam giác bằng nhau hoặc đồng dạng đúng thứ tự.
– Khi sử dụng định lý, hoặc dấu hiệu nào cần ghi chính xác.
– Không dùng điều đang cần chứng minh để chứng minh chính nó.
Thầy Quang lưu ý, học sinh cần dành thời gian kiểm tra lại bài sau khi làm để không đánh mất điểm một cách đáng tiếc. Ngoài ra, để đạt kết quả thi vào 10 tốt nhất, trong giai đoạn này, học sinh lớp 9 cần tăng tốc ôn tập và luyện đề để trau dồi thêm các kỹ năng, chiến thuật làm bài cũng như bổ sung các kiến thức còn thiếu và yếu.
Với việc luyện đề, học sinh có thể tham khảo Chương trình HM10 Luyện Đề của HOCMAI. Chương trình với hệ thống đề thi bám sát cấu trúc đề thi của từng tỉnh, thành, từ đó, học sinh sẽ được rà soát lại kiến thức, rèn cách làm bài và chuẩn bị tâm lý vững vàng để có thể bứt phá điểm thi vào 10.
>>> THAM KHẢO NGAY TẠI ĐÂY <<<
ĐĂNG KÝ HM10 LUYỆN ĐỀ
|
Mọi thông tin thắc mắc đến chương trình, phụ huynh học sinh vui lòng liên hệ hotline 0936585812 để được giải đáp miễn phí.