Ôn tập động từ và tính từ hiệu quả – tiếng việt 5

0
5739

Bên cạnh Danh từ thì Động từTính từ là hai từ loại quan trọng của tiếng Việt. Tuy nhiên, việc xác định chức năng, dấu hiệu nhận biết các loại từ này thường gây khó khăn cho rất nhiều bạn. Vậy nên trong bài viết này cô Nguyễn Hải sẽ giúp các con giải quyết khó khăn đó một cách triệt để.

Nếu như ở kiến thức cơ bản, tìm hiểu về động từ, tính từ chỉ dừng lại ở mức khái niệm, chức năng thì trong kiến thức nâng cao con sẽ được học thêm về các dấu hiệu nhận biết, sự chuyển loại của động từ, tính từ vô cùng quan trọng và cần thiết.

Trước khi đến với các kiến thức bổ sung, ta hãy cùng điểm qua khái niệm chức năng của 2 từ loại này nhé!

Khái niệm của động từ và tính từ

Ví dụ:

  • Động từ: đi, chạy, ăn, uống, nhảy, nói,…
  • Tính từ: đỏ choét, xinh đẹp, cao lớn, dễ chịu, thoải mái,…

Tham khảo chi tiết về động từ, các em học sinh có thể xem thêm: Động từ là gì

Phân loại động từ và tính từ

Động từ gồm có hai loại là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái 

Ví dụ:

  • Động từ chỉ hoạt động: ăn, uống, chạy, bò,…
  • Động từ chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, khóc, cười,…

Giống với động từ, tính từ cũng có hai loại bao gồm: 

  • Tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, quá, lắm). Ví dụ (trong xanh, cao, lớn,..)
  • Tính từ chỉ tuyệt đối. Tức không kết hợp với các từ chỉ mức độ. Ví dụ: Trong vắt, cao ngút,…

Chức năng của động từ và tính từ

Ví dụ:

  • Cô Lan/ ăn rất chậm 

       CN         VN

  • Chiếc ghế/ này thật thoải mái

CN           VN

Dấu hiệu nhận biết của động từ và tính từ

– Đối với Động từ, chúng thường đứng sau các từ chỉ quan hệ thời gian (đã, sẽ, đang,…) hoặc các từ dùng để khuyến khích hay ngăn cản (hãy, đừng, chớ,…)

Ví dụ: Cô ấy sẽ đi du lịch trong tuần tới/ Lan đừng nói dối cha mẹ

Thường đứng trước các từ chỉ kết quả (xong, rồi,…)

Ví dụ: Con đã ăn cơm xong chưa?

– Đối với tính từ, chúng thường kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, quá, lắm,…)

Ví dụ: Bông hoa này thơm lắm!

Sự chuyển loại của danh từ, tính từ

  • Động từ

– Động từ chuyển loại thành danh từ chỉ đơn vị. Ví dụ (bó, nắm, gánh,…)

– Động từ chuyển loại thành danh từ chỉ khái niệm. Ví dụ (khởi nghĩa, quyết định,…)

  • Tính từ

– Tính từ có thể chuyển loại thành danh từ. Ví dụ: Cuối cùng, anh ấy cũng vượt qua mọi khó khăn (Tính từ khó khăn được sử dụng như danh từ).

 

II – Các dạng bài tập thường gặp của động từ và tính từ

Dạng 1: Tìm các động từ, tính từ trong ví dụ cho trước

Đây là dạng bài tương đối đơn giản dành cho các em học sinh. Thông thường, đề bài sẽ cho trước các câu, nhiệm vụ của các em là tùm xem trong các câu đã cho từ nào là động từ, từ nào là tính từ. Mặc dù đây là dạng bài cơ bản nhưng các em cũng cần phải nắm chắc kiến thức không nhầm lẫn 2 dạng từ này với nhau hoặc nhầm với danh từ.

Dạng 2: Phân loại động từ

Để làm được các dạng này, các em học sinh cần nắm chắc kiến thức về động từ, các loại động từ để xác định một cách chính xác theo yêu cầu của đề bài đưa ra.

Dạng 3: Phân biệt động từ chỉ trạng thái với tính từ, tính từ và danh từ

Đây là dạng bài có độ khó tương đối yêu cầu các em học sinh vừa phải nhận biết được động từ chỉ trạng thái, vừa phải nắm được kiến thức của tính từ để phân biệt giữa 2 dạng từ này. Tương tự như vậy đối với dạng bài phân biệt tính từ và danh từ. Như vậy, trong dạng bài này, các em học sinh phải nắm được kiến thức tổng quát về cả 2 dạng từ để phân biệt chính xác theo yêu cầu đề bài ra.

Dạng 4: Đặt câu với tính từ, động từ cho trước

Để làm được dạng này kiến thức các em cần nắm được là vị trí, vai trò của tính từ và động từ trong câu. Khi đã xác định chính xác vị trí đã có, các em học sinh tiến hành bổ sung vị trí còn thiếu trong cấu trúc câu theo sự sáng tạo của bản thân về từ vựng

Để con có cơ hội luyện tập các dạng bài khác nhau, cha mẹ hãy đăng kí vào link sau: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/83517/bai-02-dong-tu-va-tinh-tu.html

Trên đây là các kiến thức Ôn tập về động từ, tính từ. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các em có thêm kiến thức cần thiết phục vụ cho việc học và quá trình làm bài tập.