Hiện nay, có một hiện tượng giáo dục tưởng như rất nghịch lý nhưng lại xảy ra phổ biến trong xã hội Việt Nam: Gia đình càng ít quan tâm tới chuyện học hành của con cái, trẻ càng sở hữu thành tích ưu tú. Ngược lại, cha mẹ càng thúc ép con học, thành tích của những đứa trẻ ấy lại chẳng mấy khi được như kỳ vọng.
Nhiều nghiên cứu về giáo dục đã khẳng định, có rất nhiều học sinh vì một số nguyên nhân mà đánh mất đi cảm hứng học tập, thậm chí càng học càng đuối. Một trong số những nguyên nhân ấy phải kể tới phương pháp giáo dục con trẻ của cha mẹ.
Những sai lầm của cha mẹ khiến con ngày càng học kém
Khi con có thành tích học tập kém, nhiều cha mẹ cảm thấy ức chế, xấu hổ với bạn bè, đồng nghiệp. Thay vì trò chuyện, hỏi han lý do khiến con học sút đi, họ tìm mọi cách ép con phải cải thiện kết quả, thậm chí, làm ra những hành động tiêu cực đối với trẻ. Sai lầm này của cha mẹ đã vô tình khiến con chán ghét việc học, cụ thể:
- Liên tục thúc giục, than phiền: Chỉ cần thấy con đang rảnh rỗi hoặc chơi những trò chơi mang tính giải trí, nhiều cha mẹ sẽ ngay lập tức thúc giục con học bằng những câu nói như: “Hãy ngồi vào bàn học đi!”, “Chơi đủ rồi đấy, đi học ngay đi”,… Việc làm này của phụ huynh không những không mang lại hiệu quả tích cực mà còn khiến trẻ nảy sinh tâm lý chống đối với việc học. Hậu quả là con học qua loa, đại khái và thách tích ngày càng tụt giảm.
- Thường xuyên quở trách, chê bai: Chính bởi tâm lý quan trọng thành tích, nhiều cha mẹ luôn có thói quen quở trách, thậm chí lôi kết quả học tập ra để nói tới mọi vấn đề, tìm cách phê bình con trên nhiều phương diện chẳng mấy liên quan. Tuy nhiên, trẻ em tuổi vị dậy thì thường có tâm lý đặc biệt nhạy cảm, khi nghe thấy những lời nói tiêu cực xuất phát từ cha mẹ, con sẽ cảm thấy tổn thương, hình thành “bóng đen” tâm lý, từ đó, sinh lòng tự ti và luôn quan niệm mình không đủ khả năng làm bất cứ việc gì.
Sai lầm của cha mẹ trong việc kèm cặp khiến con học ngày càng kém!
- Bận tâm quá nhiều thứ: Quá quan tâm đến việc học của con khiến nhiều phụ huynh luôn sống trong trạng thái lo lắng. Nỗi ám ảnh ấy khiến cha mẹ luôn chìm đắm trong ưu tư, suy nghĩ và vô tình ảnh hưởng đến không khí gia đình. Điều đó đặc biệt ảnh hưởng đến tâm lý của con, khiến trẻ dễ bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc và nảy sinh nhiều hành động tiêu cực.
- Dành quá nhiều thời gian kèm cặp: Ngày càng nhiều gia đình mang tư tưởng dốc toàn bộ thời gian và tâm sức vì sự nghiệp học hành của con cái. Tuy nhiên, điều này khiến trẻ mất đi khả năng tự học, đồng thời nuôi suy nghĩ việc học không phải trách nhiệm của mình, từ đó càng ngày càng dựa dẫm vào cha mẹ.
4 nguyên tắc cha mẹ cần tuân thủ nếu muốn con học tốt
Theo thầy Nguyễn Phi Hùng– giáo viên môn Ngữ văn tại HOCMAI, cha mẹ nên thực hiện 4 nguyên tắc sau đây nếu muốn con học tốt:
- Bỏ thói quen giám sát quá mức: Sự giám sát gắt gao từ phía cha mẹ chỉ khiến trẻ thêm bị động trong học tập. Muốn khích lệ tinh thần tự học ở con, điều đầu tiên cha mẹ cần làm chính là từ bỏ thói quen giám sát quá mức. Tự học là yếu tố quyết định dẫn đến thành công. Đây được coi là phương pháp học hiệu quả nhất mà học sinh cần áp dụng nếu muốn làm chủ tri thức. Vì vậy, muốn con không bị lệ thuộc và rèn được đức tính tự giác, độc lập, chủ động trong việc học, các bậc cha mẹ càng không nên giám sát con trẻ quá gắt gao.
- Ghi nhận thành công và dành sự khích lệ kịp thời: Trong quá trình học tập của trẻ, trải nghiệm về sự thành công đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vậy, cha mẹ nên tạo cơ hội cho con có được cảm giác thành công bằng cách ghi nhận thành tích và sự tiến bộ của trẻ. Thay vì dùng những món quà mang tính vật chất hay những lời nói đậm chất hoa mĩ, cha mẹ chỉ cần khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ. Được cha mẹ ghi nhận thành công và khích lệ chân thành sẽ khiến trẻ càng thêm hứng thú với việc học.
- Đừng để con quá lệ thuộc vào cha mẹ: Trong quá trình dạy con học, nhiều phụ huynh bị mất tính nhẫn nại, thấy con gặp bài khó, mất thời gian giải liền đưa đáp án luôn cho con. Việc làm này của cha mẹ đã vô tình ảnh hưởng đến khả năng phát triển tư duy của con cũng như hình thành tính cách phụ thuộc. Bởi vậy, khi kèm con học, cha mẹ hãy sử dụng những câu hỏi mang tính gợi mở, cần vận dụng sự sáng tạo để giúp con phát triển tư duy.
- Cho con quyền tự do học tập: Với mong muốn giúp con cải thiện thành tích học tập, nhiều phụ huynh đã tự ý đăng ký những chương trình học thêm mà không được sự đồng ý của trẻ. Hành động đó không chỉ xoá bỏ tính độc lập của con mà còn dễ khiến trẻ chán nản, hình thành tâm lý chống đối với việc học. Do đó, cha mẹ nên học cách duy trì cho trẻ một khoảng không tự do trong học tập, cho con quyền được lựa chọn, từ đó bồi dưỡng thêm tính độc lập và tinh thần trách nhiệm.
Thầy Hùng tư vấn phương pháp giúp cha mẹ “thảnh thơi”, con vẫn học tốt
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cùng con tìm một hình thức học phù hợp, giúp con tìm được niềm đam mê với các môn học, chẳng hạn như học tập trực tuyến (học online). Các khoá học trực tuyến uy tín hiện đang được triển khai trên toàn Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Đặc biệt, chương trình Học tốt 2020-2021 với thiết kế bài giảng bám sát SGK, được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, tận tâm với nghề là lựa chọn của rất nhiều phụ huynh có con vào 6.
Mọi thắc mắc liên quan đến chương trình Học Tốt 2019 – 2020, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí!