Thành thạo vận dụng từ đồng nghĩa trong viết bài tập làm văn – Tiếng Việt lớp 5

0
4445

Vận dụng linh hoạt từ đồng nghĩa vào bài tập làm văn không những giúp học sinh có được một bài văn điểm số cao mà còn hỗ trợ kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày. Dưới đây, cô Trần Thu Hoa – giáo viên tại Hệ thống giáo dục HOCMAI – nền tảng giáo dục trực tuyến số 1 tại Việt Nam sẽ giúp các em hiểu rõ về từ đồng nghĩa và các cách để phát triển vốn từ đồng nghĩa.

Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa là các loại từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau.

Ví dụ: Các từ “ vàng lịm, vàng giòn, vàng tươi” đều là các từ dùng để chỉ các sắc thái của màu vàng.

Có hai loại từ đồng nghĩa:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: là các từ này có thể thay thế cho nhau mà không làm thay đổi sắc thái biểu đạt hay trạng thái hoạt động của đối tượng.

Ví dụ: Các từ “heo, lợn” đều chỉ chung một đối tượng.

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: không thể thay thế cho nhau vì khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức thực hiện của đối tượng.

Ví dụ 1: Các từ “hi sinh – bỏ mạng – mất” cùng để chỉ trạng thái người chết nhưng lại hàm ý sắc thái biểu đạt khác nhau.

Cụ thể:

Bác ấy vừa mất đêm qua. => thể hiện thái độ tôn trọng, kính trọng.

Người chiến sĩ ấy đã hi sinh vì độc lập của dân tộc. => thể hiện thái độ cung kính, biết ơn.

Chạy trốn lực lượng cảnh sát, tên trộm vô tình ngã xuống từ ban công và bỏ mạng. => thể hiện thái độ khinh thường.

Ví dụ 2: Các từ “tặng – cho – biếu” đều có nghĩa chung chỉ việc đưa đồ vật cho người khác nhưng lại mang sắc thái biểu đạt khác nhau.

Cụ thể:

Tôi mang đến biếu anh ấy một cuốn sách.

Tôi mang đến cho anh ấy một cuốn sách.

Cả hai câu trên đều mang chung một ý nghĩa, nhưng từ “biếu” thường được sử dụng đối với người lớn tuổi hơn, còn từ “cho” phù hợp với người bằng tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn.

Cách mở rộng vốn từ đồng nghĩa theo chủ đề

Sau khi nắm vững khái niệm về từ đồng nghĩa và các loại từ đồng nghĩa khác nhau, học sinh nên tìm các cách học để phát triển vốn từ sẽ giúp vận dụng linh hoạt trong các bài tập làm văn, tránh lỗi lặp từ đồng thời hỗ trợ kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày.

Theo cô giáo Trần Thu Hoa, một trong những cách giúp học sinh nhanh chóng phát triển vốn từ đồng nghĩa đó là lập theo từng chủ đề khác nhau. Các chủ đề này nên liên quan trực tiếp đến cuộc sống thường ngày để các em dễ liên tưởng, tưởng tượng.

Ở mỗi chủ đề, các em có thể lập ra theo sơ đồ tư duy để giúp bản thân dễ nhớ và nhớ lâu hơn.

Ví dụ:

Chủ đề “Sóng biển”: lăn tăn, nhấp nhô, cuồn cuộn… đều là các từ miêu tả hoạt động của sóng biển nhưng ở các cấp độ khác nhau.  

Lăn tăn: sóng biển nhẹ nhàng.

Nhấp nhô: sóng biển dâng cao hơn một chút.

Cuồn cuộn: sóng biển hoạt động mạnh.

Sau khi tìm được các từ và hiểu được nghĩa của nó, tùy từng trường hợp học sinh sẽ sử dụng những từ ngữ này tùy vào từng trường hợp khác nhau.

Cô Thu Hoa lưu ý, điều quan trọng nhất sau khi tìm được các từ đồng nghĩa này, học sinh cần hiểu được sắc thái nghĩa của từng từ, từ đó xem xét sử dụng trong trường hợp nào là phù hợp, tránh dùng sai ngữ cảnh khiến ý văn lệch lạc. 

Luyện tập từ đồng nghĩa

Để nắm chắc hơn các kiến thức về từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ đồng nghĩa không hoàn toàn để từ đó mở rộng vốn từ ngữ hơn, các em hãy làm những bài tập dưới đây dưới sự hướng dẫn của cô Thu Hoa nhé.

Bài tập: Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ trong các câu sau đây:

  1. “… những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng nề…”

Từ “trắng bệch”: thường dùng cho con người, thể hiện sự nhợt nhạt.

  1. “Đàn cò trắng phau trên cánh đồng”

Từ “trắng phau”: chỉ có một màu trắng.

  1. “Bông hoa huệ trắng muốt trong khu vườn”

Từ “trắng muốt”: chỉ sự trong, trông đẹp, mịn màng

  1. “Hoa ban nở trắng xóa núi rừng”

Từ “trắng xóa”: trắng đến lóa mắt, ở diện rộng.

Trên đây là khái niệm, cách nhận biết, sử dụng và bài luyện tập nhằm giúp học sinh có một cái nhìn tổng quan về từ đồng nghĩa và cách mở rộng vốn từ. Cô Thu Hoa hy vọng rằng qua hệ thống lý thuyết và bài tập này, học sinh có khả năng tự mở rộng vốn từ cho bản thân và vận dụng một cách linh hoạt vào trong các bài tập làm văn.

Năm học mới đã bắt đầu, các bậc phụ huynh nên giúp con có lộ trình học tập bài bản, rõ ràng và xuyên suốt các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Chương trình Học tốt 2020-2021 dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 giúp trẻ nắm vững kiến thức, chắc tư duy thông qua hai khóa học Trang bị kiến thức và Ôn luyện.

Cha mẹ có thể đồng hành cùng con trong suốt khóa học thông qua các dịch vụ hỗ trợ từ HOCMAI như: nhắc nhở con học tập, học bạ điện tử báo cáo kết quả học tập của con, tư vấn học tập và trả lời mọi thắc mắc của học sinh ngay dưới mỗi video bài giảng.

Phụ huynh đăng ký nhận bài giảng miễn phí cho con tại đây https://hocmai.link/Tu-dong-nghia-tieng-viet-lop-5

Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021 

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.