Trong chương trình ngữ văn lớp 7, học sinh được tìm hiểu các câu tục ngữ thuộc các chủ đề: thiên nhiên, kinh nghiệm sản xuất, con người và xã hội.
Trong các đề thi, đề kiểm tra, các câu tục ngữ thường xuất hiện dưới dạng các câu hỏi phân tích và cảm nhận. Tuy nhiên, nhiều học sinh bị rơi vào tình trạng trình bày thiếu nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ. Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ giúp các bạn bao quát toàn bộ kiến thức phần này và đạt điểm tuyệt đối khi làm bài.
Khái niệm và đặc điểm của câu tục ngữ
Trước khi bắt tay vào làm bài tập, học sinh cần nắm rõ khái niệm và đặc điểm của câu tục ngữ. Tục ngữ khác với các văn bản bình thường khác vì nó là thể loại văn học dân gian dưới hình thức câu nói ngắn gọn, hàm súc nhưng có nội dung ý nghĩa cực kì phong phú, là kho tư liệu lưu trữ và bảo tồn kinh nghiệm, tri thức quý báu của cha ông ta từ ngàn đời truyền lại cho con cháu mai sau. Câu tục ngữ thường có nhịp điệu, giàu hình ảnh và gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người.
Những câu tục ngữ về con người và xã hội ghi lại kinh nghiệm trong cách ứng xử, nhìn nhận, đánh giá về con người, về cuộc đời và những bài học trong cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau sao cho có tình, có nghĩa. Khi diễn đạt bằng tục ngữ, nội dung cần truyền tải sẽ trở nên ngắn gọn, sinh động và phong phú hơn.
Cùng với thành ngữ, ca dao, dân ca, tục ngữ cũng góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân gian của dân tộc
Cách phân tích câu tục ngữ về con người và xã hội
Khi phân tích một câu tục ngữ, học sinh cần phân tích đầy đủ các khía cạnh về nội dung, hình thức và ý nghĩa của câu tục ngữ đó. Cụ thể, học sinh cần làm rõ nghĩa đen, nghĩa chuyển, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng, từ đó chỉ ra ý nghĩa, thông điệp của câu tục ngữ.
Thầy Hùng hướng dẫn phân tích một câu tục ngữ
Các bước để hiểu và phân tích một câu tục ngữ nói chung và tục ngữ về con người và xã hội nói riêng:
Bước 1. Đọc và tìm nghĩa đen của câu tục ngữ thông qua việc hiểu ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh được sử dụng trong câu tục ngữ đó.
Bước 2. Xác định nội dung, hay nghĩa chuyển mà câu tục ngữ muốn truyền tải cùng với các biện pháp tu từ.
Bước 3. Rút ra giá trị sử dụng của câu tục ngữ: thông điệp và lời khuyên, kinh nghiệm từ tác giả dân gian.
Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới, HOCMAI giới thiệu đến quý phụ huynh và học sinh Chương trình Học tốt 2019-2020. Khóa học gồm đầy đủ các môn học quan trọng từ lớp 6 đến lớp 9, do các thầy cô giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy. Giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ, trang bị kiến thức mới bám sát sách giáo khoa và xóa tan nỗi lo đi tìm lớp học hè cho con của phụ huynh.
>>> Đăng ký ngay từ bây giờ để nhận nhiều ƯU ĐÃI HẤP DẪN từ HOCMAI: http://bit.ly/học_tốt_Ngữ_văn_7
Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!