Ôn thi Ngữ văn vào 10: Xác định đúng vai trò của người kể chuyện trong 4 phẩm truyện ngắn trọng tâm

0
25116

Trong bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10, câu hỏi liên quan đến xác định ngôi kể và người kể chuyện thường xuất hiện trong phần đọc hiểu văn bản nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ thông hiểu tác phẩm của học sinh. Với dạng câu hỏi này, học sinh cần trả lời ngắn gọn, chính xác, đúng trọng tâm yêu cầu của đề thi. Hãy tham khảo ngay hướng dẫn của thầy Nguyễn Phi Hùng – giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI trong bài viết dưới đây để tự tin “ăn điểm” tuyệt đối khi gặp câu hỏi này trong đề thi Ngữ văn vào lớp 10 nhé.

Trong buổi livestream Bứt phá điểm thi vào 10 cùng HOCMAI môn Ngữ văn với chủ đề “Các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam”, thầy Nguyễn Phi Hùng đã nhận được rất nhiều câu hỏi đến từ các bạn học sinh, trong đó có thắc mắc của Thùy Chi (Học sinh lớp 9, Hà Nội) liên quan đến xác định ngôi kể, người kể chuyện trong các tác phẩm truyện ngắn trong chương trình lớp 9 và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm.

Những lưu ý khi xác định ngôi kể và người kể chuyện

Người kể chuyện (người trần thuật) là nhân vật do nhà văn sáng tạo để mang đến cho người đọc câu chuyện. Người kể chuyện có thể hiện diện trong tác phẩm (ngôi kể thứ nhất) hoặc ẩn mình (ngôi kể thứ 3). Câu chuyện được thể hiện dưới điểm nhìn của người kể chuyện, cũng có khi thể hiện điểm nhìn của nhân vật khác.

Khi làm câu hỏi liên quan đến ngôi kể và người kể chuyện trong đề thi, học sinh cần xác định được 2 ý chính:

Thứ nhất, truyện được kể ở ngôi thứ mấy và người kể chuyện là ai?

Thứ hai, nêu được tác dụng của ngôi kể trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm

Khi nói về ngôi kể – yếu tố liên quan đến nghệ thuật trần thuật của tác phẩm, thường sẽ có 3 tác dụng chính:

  • Tái hiện và xây dựng hệ thống nhân vật.
  • Tạo dựng cốt truyện (Làm cho cốt truyện trở nên chân thực, hấp dẫn, toàn diện, đáng tin cậy hơn,…).
  • Một số tác dụng khác (liên quan đến việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm hoặc tác động đến đặc điểm nghệ thuật khác, phụ thuộc vào từng văn bản cụ thể).
Thầy Hùng trả lời câu hỏi liên quan đến xác định ngôi kể – người kể truyện trong buổi livestream “Bứt phá điểm thi vào 10 cùng HOCMAI – Môn Ngữ văn”
HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Xác định ngôi kể và người kể chuyện trong 4 tác phẩm truyện ngắn lớp 9

  1. Truyện ngắn Làng – Kim Lân

Truyện ngắn Làng được kể từ ngôi thứ 3. Ở ngôi kể này, người kể truyện ẩn mình, do đó học sinh không cần nêu rõ người kể chuyện.

Với ngôi kể này, câu chuyện trong truyện ngắn Làng được truyền tải với màu sắc khách quan, đáng tin cậy và toàn diện hơn. Đây cũng là đặc điểm chung của những tác phẩm được kể từ ngôi thứ 3.

Do lựa chọn ngôi kể thứ 3 nên xác suất xuất hiện câu hỏi liên quan đến ngôi kể và người kể truyện của truyện ngắn Làng không cao. Trong các câu hỏi, bài tập liên quan đến truyện ngắn Làng thường cũng ít đề cập đến vấn đề nét đặc sắc nghệ thuật về ngôi kể.

2. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa cũng được kể từ ngôi thứ 3 – người kể chuyện ẩn mình. Tuy nhiên, tác phẩm này lại có 1 điểm rất đặc biệt, truyện được kể từ ngôi thứ 3 nhưng điểm nhìn trần thuật lại được đặt chủ yếu ở nhân vật ông họa sĩ. Đây là 1 dấu ấn rất độc đáo của truyện ngắn này. Do đó, học sinh cần nêu được tác dụng của điểm nhìn trần thuật này.

Ông họa sĩ là người thấu hiểu, từng trải và tinh đời. Ông đã đi qua cuộc đời với rất nhiều trải nghiệm. Là người cả đời làm nghệ thuật, ông có sự quan sát rất tinh tế và có trái tim nhạy bén của một người nghệ sĩ. Điểm nhìn trần thuật được đặt ở 1 con người như vậy đã góp phần thể hiện các nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa một cách vô cùng sống động. Khung cảnh thiên nhiên Sa Pa, con người Sa Pa cũng được hiện lên một cách sinh động dưới cái nhìn rất tinh tế của ông họa sĩ, qua đó, gợi lên chất thơ thấm đẫm trong từng chi tiết của tác phẩm. Qua điểm nhìn này, tác giả cũng có thể gửi gắm vào đó những suy tư, trăn trở, những chiêm nghiệm của riêng nhà văn về nghệ thuật, về con người, về cuộc đời rất sâu sắc. Như vậy, điểm nhìn trần thuật đã giúp cho tác phẩm mở rộng thêm dung lượng phản ánh cũng như tăng thêm chiều sâu về tư tưởng cho tác phẩm.

3. Truyện ngắn Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng

Ở Chiếc lược ngà, nhân vật người kể chuyện đã khác bởi truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện là ông Ba – bạn thân, đồng đội của ông Sáu. Ông Ba là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện của đồng đội, đồng thời cũng là người tham gia vào 1 phần trong câu chuyện.

Đầu tiên, điều này góp phần tái hiện và làm nổi bật 2 nhân vật trung tâm của tác phẩm là bé Thu và ông Sáu. Miêu tả câu chuyện từ góc nhìn của 1 người quan sát rất gần gũi nên diễn biến tâm lý, hành động, tính cách của các nhân vật được làm rõ. Thứ 2, chọn người kể chuyện là ông Ba, nhân vật có thể chèn thêm những lời bình luận, bộc lộ cảm xúc của mình, giúp cho mạch truyện được định hướng một cách rõ ràng, sinh động, hấp dẫn hơn.

4. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

Những ngôi sao xa xôi cũng được kể từ ngôi thứ nhất, người kể truyện là Phương Định – nhân vật trung tâm của toàn tác phẩm. Chọn người kể truyện là Phương Định rất thuận lợi cho tác giả trong việc thể hiện những suy nghĩ, tâm lý, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong các tình huống. Phương Định là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện, cô sẽ kể lại câu chuyện dưới góc nhìn của một người trong cuộc, làm cho hiện thực chiến tranh, hiện thực cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trên cao điểm được tái hiện sống động, chân thực và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, Phương Định thường xuyên có những hồi nhớ về quá khứ, rồi quay trở lại hiện tại nên mạch truyện có sự chuyển giao linh hoạt giữa quá khứ – hiện tại. Nó làm cho nhịp điệu kể của câu chuyện được chuyển đổi, co giãn nhịp nhàng. Tăng tốc nhịp kể ở hiện tại với rất nhiều sự kiện, biến cố, nhưng cũng có những lúc nhịp kể chậm lại để lắng đọng trong cảm xúc của kỉ niệm ở quá khứ. Còn một tác dụng khác của ngôi kể và người kể chuyện mà học sinh có thể nhắc đến, đó là chọn người kể chuyện là Phương Định cũng tác động đến lời kể, ngôn ngữ, giọng kể của tác phẩm. Với giọng kể của một cô gái thanh niên xung phong trẻ, lời kể mang nhiều tính chất khẩu ngữ, rất tự nhiên. sinh động và gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của những cô gái thanh niên xung phong.

Trên đây là những hướng dẫn rất chi tiết của thầy Hùng về xác định ngôi kể, người kể chuyện trong 4 tác phẩm truyện ngắn trọng tâm ôn thi văn vào lớp 10. Đây chỉ là một trong những kiến thức học sinh cần nắm chắc, nắm vững để chinh phục điểm cao trong bài thi.

Để nắm được toàn bộ các dạng bài sẽ xuất hiện trong đề thi vào 10 môn Ngữ văn, học sinh lớp 9 hãy tham khảo ngay chương trình HM10 Luyện đề của HOCMAI. Với hệ thống đề bám sát cấu trúc đề thi chính thức của từng tỉnh thành, HM10 Luyện đề đảm bảo quét toàn bộ các dạng bài có trong đề thi. Khóa học chú trọng rèn phương pháp, luyện kĩ năng qua những bài giảng chữa đề cùng các thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm trong luyện thi vào 10 trên cả nước. Bên cạnh cung cấp chiến thuật làm bài chính xác, hiệu quả, thầy cô cũng chia sẻ cho học sinh kinh nghiệm, kĩ năng trình bày bài thi ngắn gọn, xúc tích, đủ ý, đảm bảo đạt điểm tuyệt đối trong bài thi. Đây thực sự là những kinh nghiệm quý báu với học sinh trong hành trình chinh phục cao trong bài thi vào lớp 10 THPT.

Đăng ký MIỄN PHÍ và luyện đề thi thử cùng HM10 LUYỆN ĐỀ ngay hôm nay!!!