Thi ngữ văn vào 10: Xử lý thế nào khi bị “lệch tủ” hay rơi vào bài ôn chưa kĩ?

0
22605

Với đặc thù là môn thi tự luận cùng lượng kiến thức cần ôn tập và ghi nhớ rất lớn, nhiều học sinh thường nảy sinh tâm lý “học tủ” với môn Ngữ văn. Khi đi thi không may gặp phải những bài chưa ôn kĩ, học sinh không tránh khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng dẫn đến kết quả bài thi không như ý. Vậy nếu không may rơi vào tình trạng “lệch tủ” này, học sinh cần xử lý thế nào để đảm bảo vẫn đạt được kết quả tốt nhất trong bài thi?

Đây cũng chính là thắc mắc của bạn Linh Tâm (Học sinh lớp 9, Hà Nội) gửi về cho cô Nguyễn Thị Thu Trang trong chương trình “Bứt phá điểm thi vào 10 cùng HOCMAI môn Ngữ văn” với chủ đề: Giải đáp mùa thi – tất tần tật về bài thi Ngữ văn vào 10. 

Câu hỏi của Linh Tâm như sau:

“Cô ơi, em vẫn đang cố gắng ôn tập môn Ngữ văn mỗi ngày, nhưng nếu đi thi mà bị “lệch tủ” hay rơi vào bài ôn chưa kĩ thì em có cách nào để xử lý không ạ?”

Với hơn 10 năm kinh nghiệm luyện và chấm thi vào lớp 10, cô Nguyễn Thị Thu Trang – giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã giúp học sinh gỡ rối và giải đáp vấn đề này.

Cô Trang tư vấn các bí kíp giúp học sinh chinh phục bài thi Ngữ văn trong chương trình “Bứt phá điểm thi vào 10 môn cùng HOCMAI”
HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

“Học tủ” được hiểu là cách học chọn lọc những kiến thức quan trọng hay những kiến thức bản thân cho là cần thiết để làm bài thi. Tình trạng này thường xảy ra khi thời gian ôn tập không còn nhiều, hoặc không biết nên học thế nào để đạt điểm cao nên các em thường lựa chọn cách học theo cảm tính, đồng nghĩa với việc tự đặt bản thân vào tình thế may rủi. 

Điều này không được khuyến khích trong quá trình ôn tập. Tuy nhiên, nếu “chẳng may” rơi vào tình trạng “lệch tủ” trong kỳ thi chính thức, cô Trang khuyên các em “trước hết phải bình tĩnh và giữ vững tâm lý trong quá trình làm bài. Đây là yếu tố mấu chốt, bởi tâm lý phòng thi là rất quan trọng, nếu trong 2 phút đầu các em đã hoang mang và không thể lấy lại bình tĩnh thì có thể các em sẽ mắc phải sai lầm trong 118 phút còn lại.”

Học sinh cần giữ vững tâm lý trong quá trình làm bài thi

Nắm chắc phương pháp làm từng dạng bài 

Trong trường hợp này, các em cần hình dung lại các kiến thức mình đã có sẵn và vận dụng tối đa các kĩ năng đã được học. Việc thí sinh nắm chắc được phương pháp và khung dàn ý chung cho từng dạng đề là rất quan trọng bởi dù đi thi rơi vào tác phẩm nào thì chúng ta cũng biết cách xử lý để không bị mất điểm một cách lãng phí.

Theo đó, cô Trang lưu ý các bước làm bài đối với một số dạng bài trọng tâm như sau:

Với dạng đề nghị luận về 1 bài thơ/ đoạn thơ, học sinh cần chú ý 3 bước:

Bước 1. Xác định vị trí, nội dung chính của  đoạn thơ/ khổ thơ.

Bước 2. Phân tích hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, từ ngữ đặc sắc, ngôn từ nghệ thuật.

Bước 3. Khái quát, nhận xét về bức tranh thơ và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong đoạn thơ đó.

Với dạng nghị luận về truyện, dạng bài thường gặp nhất là phân tích, cảm nhận về một đối tượng văn học, học sinh làm theo 3 bước:

Bước 1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đối tượng nghị luận. Có thể dẫn ra những nhận định có liên quan để tạo ra sức hấp dẫn, ấn tượng cho bài viết.

Bước 2: Đưa ra các luận điểm, luận cứ để đánh giá, nhận xét về giá trị của đối tượng nghị luận; tài năng, vị trí của tác giả và bài học rút ra cho bản thân (nếu có).

Bước 3. Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm.

Với kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh lưu ý 4 bước làm bài:

Bước 1. Giải thích vấn đề.

Bước 2. Nêu biểu hiện, thực trạng của vấn đề.

Bước 3. Nêu vai trò/ tác hại của vấn đề.

Bước 4. Phản đề, liên hệ thực tế và đưa ra giải pháp.

Với 4 bước này cùng với việc kết hợp lý lẽ và dẫn chứng trong bài làm, học sinh có thể áp dụng cho cả kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Ngoài ra, học sinh có thể tham khảo thêm những lưu ý trong bài thi vào lớp 10 môn Ngữ văn được cô Trang chia sẻ trong video dưới đây:

Tránh “học tủ”, nhưng cần học trọng tâm

Một số thí sinh chủ quan cho rằng: đề thi đã ra bài này năm trước thì sẽ không ra vào năm sau. Từ đó chỉ học “tủ” mà bỏ qua nhiều bài quan trọng dẫn đến việc khi đề ra không “trúng tủ” thì thí sinh chỉ biết cắn bút mà không làm được gì. Đặc biệt, với xu hướng ra đề ngày càng đổi mới, mở rộng, nội dung thi không chỉ là những tác phẩm văn học trong sách giáo khoa mà bao gồm cả hệ thống ngữ liệu với nội dung phong phú, đa dạng, gần gũi với đời sống hàng ngày, việc “học tủ” sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng.

Nhiều em ngại khó, nên thường bỏ qua các bài khó hoặc ít hấp dẫn như các tác phẩm văn học trung đại, các văn bản nhật dụng và nghị luận,… Tuy nhiên, giới hạn ôn tập của các Sở GD&ĐT công bố cho học sinh đã nêu rõ phạm vi ôn tập môn Ngữ văn nằm trong chương trình lớp 9. Người ra đề hoàn toàn có quyền sử dụng bất cứ văn bản nào trong chương trình để làm chất liệu cho đề thi. Do đó, khi ôn tập, học sinh cần “đề phòng vạn nhất”, đã ôn tập kĩ càng thì không có lý do gì lại bỏ sót bất kì tác phẩm nào.

Không “học tủ” nhưng các em vẫn nên ôn tập có trọng tâm, trọng điểm để tiết kiệm tối đa thời gian và công sức trong giai đoạn quan trọng này. Đối với môn Ngữ văn, các em cần biết được các dạng bài sẽ xuất hiện trong đề thi và trang bị kĩ năng, nắm rõ các bước triển khai đối với từng dạng bài. 

Để nắm được toàn bộ các dạng bài sẽ xuất hiện trong đề thi vào 10 môn Ngữ văn và phương pháp làm đối với từng dạng bài, học sinh có thể tham khảo ngay chương trình HM10 Luyện đề của HOCMAI. Khóa học này được xây dựng nhằm giúp học sinh lớp 9 bổ sung kiến thức, rèn luyện thành thạo các phương pháp, kỹ năng làm bài thi thông qua các đề thi có cấu trúc tương đương với đề thi chính thức vào 10 của các tỉnh/ thành phố mà mình sinh sống.

Với HM10 Luyện đề, các em sẽ có cơ hội tiếp cận với hệ thống đề bám sát cấu trúc chính thức và luyện tập mọi dạng bài sẽ xuất hiện trong đề thi. Học sinh sẽ được giáo viên luyện thi vào 10 Top đầu cả nước hướng dẫn giải bài chi tiết và chỉ rõ những lỗi sai thường gặp. Song song với việc làm đề và theo dõi bài giảng chữa đề thì học sinh có thể tham gia phòng luyện HM10 để cọ xát, luyện tập và làm quen với đề thi vào 10 của các tỉnh thành cũng như trang bị, rèn luyện cách làm đề, phương pháp giải các dạng bài có trong đề thi. 

Vì vậy, có thể nói đây là khóa học giúp teen “lội ngược dòng” trong việc ôn thi và tự tin chinh phục kỳ thi vào lớp 10 với điểm số cao và ấn tượng nhất.

>>> Tìm hiểu và đăng ký MIỄN PHÍ HM10 Luyện đề ngay TẠI ĐÂY <<<