Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra đề xuất về nội dung thi vào 10 và thi tốt nghiệp THPT để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. So với chương trình cũ, nhiều môn được dạy tích hợp như Lịch sử – Địa lý và Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học). Vì vậy, kỳ thi này hiện đang rất được phụ huynh và thí sinh quan tâm.
Theo đó, có 2 phương thức phương án tuyển sinh vào lớp 10: Xét tuyển hoặc thi tuyển.
Đối với phương thức xét tuyển, căn cứ xét tuyển là kết quả rèn luyện và học tập suốt các năm trung học cơ sở. Nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả học lại của năm học lớp đó.
Đối với phương thức thi tuyển, học sinh tham gia kỳ thi với 3 môn, bao gồm 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn, cùng với một môn thứ 3 do Sở Giáo dục và Đào tạo bốc thăm ngẫu nhiên từ các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Môn thi thứ 3 phải được công bố trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
>>>>>TÌM HIỂU NGAY LỘ TRÌNH ÔN THI VÀO LỚP 10 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018<<<<<
- Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
- ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
- TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
- DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Đối với việc tuyển sinh vào trường trung học phổ thông chuyên, mỗi môn sẽ có thêm 1 môn thi chuyên.
Như vậy, ngoài 2 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, các môn có thể được bốc thăm ngẫu nhiên bao gồm Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, và Nghệ thuật.
Về thời gian làm bài, môn Toán sẽ thi trong 90 phút, Ngữ văn 120 phút, và môn bốc thăm ngẫu nhiên không quá 90 phút. Đối với các môn thi chuyên, thời lượng sẽ là 150 phút.
Các địa phương sẽ tự chủ trong việc ra đề thi, có thể lựa chọn giữa hình thức tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp cả hai. Nội dung đề thi sẽ nằm trong chương trình giáo dục phổ thông mới, chủ yếu tập trung vào kiến thức lớp 9. Riêng đối với các môn thi chuyên, đề thi sẽ được xây dựng để đảm bảo chọn lọc học sinh có năng khiếu thực sự.
Về công tác chấm thi, với các môn tự luận, Bộ yêu cầu tổ chức chấm chung ít nhất 10 bài, sau đó tiến hành chấm độc lập qua hai vòng để đảm bảo sự thống nhất về tiêu chí đánh giá.
Đối với môn trắc nghiệm, bài thi sẽ được chấm bằng máy để đảm bảo độ chính xác cao nhất. Học sinh cũng sẽ có quyền phúc khảo nếu không đồng ý với kết quả chấm thi, và quy trình phúc khảo sẽ được thực hiện theo các quy định chặt chẽ của Bộ.
Trường hợp các địa phương muốn sử dụng phương thức xét tuyển, học bạ THCS sẽ được dùng làm căn cứ.
Nội dung đề thi nằm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS, chủ yếu là chương trình lớp 9.
Thành phần tổ chức bốc thăm gồm lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện lãnh đạo các phòng trực thuộc Sở, thanh tra và các thành phần có liên quan khác do Sở mời. Biên bản bốc thăm phải có chữ ký của các thành viên tham gia. Các tỉnh, thành chủ động ra đề thi, có thể là tự luận hay trắc nghiệm, hoặc kết hợp cả hai.
Hiện các tỉnh thành tổ chức thi lớp 10 với số lượng môn khác nhau. Phổ biến nhất là thi 3 môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ.
Hà Nội có 3 năm liên tiếp tổ chức thi 3 môn toán, văn, ngoại ngữ. Trước đó, thành phố thi 4 môn với 1 môn chỉ được công bố vào khoảng tháng 3 hàng năm. Cuối tháng 8/2024 Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố đề thi minh họa lớp 10 cho môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, KHTN, Lịch sử – Địa lý.
Xem thêm những bài viết liên quan:
Xét tốt nghiệp THCS: Thông tư 31/2023 của Bộ GD&ĐT và những đổi mới phụ huynh học sinh nhất định phải biết!
Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 TP. Hồ Chí Minh 2025 có gì mới?