Đây là phần kiến thức chung về môn Toán, Tiếng Việt cùng Tiếng Anh được các thầy cô HOCMAI đặc biệt lưu ý. Hơn nữa, với 4 biện pháp giảm áp lực hiệu quả trong bài, phụ huynh có thể giúp các em học sinh có tâm lý thật tốt trước kì thi quan trọng này.

I/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ÔN THI VÀO 6

1.Đối với môn Toán:

– Về phần đại số: Các em cần chú ý ôn tập các phép toán với số tự nhiên như cộng, trừ, nhân, chia và bài toán về chia hết, chia dư và tính chất của các phép toán được học từ các lớp 3, 4, 5, đồng thời rà soát lại phần kiến thức về chương số nguyên.

– Về phần hình học: Cần chú trọng ôn tập các khái niệm về đường thẳng, đoạn thẳng và điểm, trung điểm. Ngoài ra, về phần góc, các em lưu ý khái niệm hai đường thẳng vuông góc, cách vẽ góc, hình tam giác, hình tròn được học từ lớp 4 và lớp 5.

2.Đối với môn Tiếng Việt:

– Về phần đọc hiểu văn bản: Các em cần khai thác nội dung và giá trị của bài học; trả lời các câu hỏi vận dụng (Các chủ điểm ở cấp Tiểu học là: Con trai – con gái, Thiên nhiên với con người, Người ta là hoa đất, Quê hương, Gia đình, …) Khi trả lời câu hỏi đọc – hiểu cần trả lời ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào trọng tâm của đề bài, tránh trả lời lan man không rõ ý.

(Trong phần Tiếng Việt nên để con tập trung vào phần Đọc hiểu văn bản và Tập làm văn. Ảnh: Sưu tầm)

– Về kiến thức Tiếng Việt: Nắm vững các kiểu câu, dấu câu, biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa), từ loại (danh từ, động từ, tính từ) là những điểm các em cần lưu ý.

– Về phần Tập làm văn: Các em cần tập trung vào văn kể chuyện và văn miêu tả. Chú ý kĩ năng phân tích đề bài, xây dựng dàn ý, viết đoạn văn, liên kết các câu, cách dùng từ chọn lọc và sinh động, bên cạnh đó các em cũng cần tạo cho mình kĩ năng kiểm tra lại bài.

3.Đối với môn Tiếng Anh:

– Trong chuyên đề về ngữ pháp – phát âm, các em cần chú trọng ôn các phần:

+ Đại từ (pronouns): Đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu, đại từ tân ngữ…

+ Danh từ (nouns): Danh từ đơn, danh từ ghép, đứng đầu câu làm chủ ngữ hay làm tân ngữ đều là các danh từ.

+ Tính từ và trạng từ (adjectives and adverds): Cách sử dụng tính từ và trạng từ; các trật tự của tính từ và trạng từ sử dụng ở trong câu như thế nào?

+ So sánh (Comparisons): So sánh hơn; so sánh bằng; so sánh nhất.

+ Giới từ (prepositions): Các giới từ chỉ hướng; chỉ địa điểm, nơi chốn…

+ Mạo từ (Article): sửa lỗi sai của mạo từ khi sử dụng trong câu.

+ Các thì (Tenses): Hiện tại hoàn thành; hiện tại tiếp diễn; hiện tại đơn; quá khứ…

+ Phát âm (pronunciation): Tổng hợp phần phát âm quan trọng hay được đưa vào trong đề thi.

– Với chuyên đề từ vựng: Xây dựng chuyên đề từ vựng theo chủ đề là một cách học vô cùng hiệu quả và khoa học. Thường sẽ có những chủ đề từ vựng cơ bản nói về: Gia đình; các thiết bị trong gia đình; đồ ăn và thức uống; nghề nghiệp; địa điểm; động vật hay về môi trường… Nhờ vậy, việc tiếp thu từ vựng của học sinh sẽ trở nên đơn giản hơn.

II/ 4 BIỆN PHÁP GIẢM ÁP LỰC TÂM LÍ TRƯỚC KÌ THI CHO CON.

  1. Hãy lập trình cho con bạn một thời gian biểu thật hợp lí

Con thường xuyên bị mất ngủ trước kì thi. Con cảm thấy bồn chồn và rất lo lắng. Con thấy kiến thức còn quá nhiều mà thời gian thì còn quá ít, còn rất nhiều “lỗ hổng kiến thức” con chưa bù đắp được. Thường ngày con đến lớp vào buổi sáng, về nhà ăn cơm trưa, buổi chiều con lại tới trường học, tối con phải đến lớp học thêm và về nhà lúc 8 giờ tối. Sau khi ăn cơm và tắm rửa thay quần áo, con lại phải làm hết bài tập rồi mới được đi ngủ. Dù vậy vẫn có những hôm con trằn trọc mất ngủ ạ”. (Chia sẻ của bé Ngọc Trâm)

Tâm lí lo lắng và bồn chồn trước kì thi của sĩ tử là điều dễ hiểu. Nhưng đừng để việc sinh hoạt bất hợp lí làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các con. Hãy cùng con lập trình một thời gian biểu thật hợp lí, học tập và nghỉ ngơi xen kẽ với nhau, để sức khỏe của các con luôn được đảm bảo trong suốt quá trình ôn thi và để mỗi kì thi không còn là “ác mộng” với các con.

(Đừng để kì thi trở thành “cơn ác mộng” đối với con) (Ảnh: Internet)

  1. “Đừng để con bạn tạo áp lực cho chính bản thân chúng”

Bố mẹ hi vọng rất nhiều vào kì thi này của con. Con cảm thấy khá áp lực, nếu được điểm kém thì chắc hẳn bố mẹ con sẽ rất buồn”. (Chia sẻ của bé Thanh Tú).

Cha mẹ nào cũng hi vọng con mình sẽ có một kì thi đạt kết quả cao. Thế nhưng, làm thế nào để hi vọng đó trở thành một động lực chứ không phải là áp lực cho con lại là một điều khác. Đừng biến hi vọng và mong muốn của bản thân trở thành áp lực trên đôi vai của trẻ. Hãy để các con được nỗ lực một cách thoải mái, và nếu có thất bại, chúng cũng có thể mạnh mẽ mà đứng dậy bước tiếp.

  1. Bố mẹ hãy là người đồng hành cùng các con

Thật tuyệt khi cha mẹ sẽ trở thành người đồng hành với các con trong suốt lộ trình ôn thi. Trở thành một người bạn, một người đồng chí, cùng con đưa ra các giải pháp hữu ích khi gặp bế tắc, đưa ra những lời nhận xét, lời khuyên khi đứng trước khó khăn thử thách, lắng nghe những tâm sự và mong muốn của con.

  1. Một vài thói quen giúp các con thư giãn trước kì thi

– Cho các con ăn uống đủ chất, ngủ đủ 8 tiềng để đảm bảo sức khỏe.

– Động viên các con tự tin với những kiến thức đã học được, không cố nhồi nhét những kiến thức mới, chủ yếu ôn tập những kiến thức cũ.

– Dành thời gian thư giãn đầu óc ít nhất 1 giờ mỗi ngày như: mua sắm, chơi thể thao, đi dạo, …

– Kết bạn với các bạn cùng phòng thi để không cảm thấy lạ lẫm và có tâm lí thật thoải mái khi vào phòng thi.

Trên đây là những nội dung trọng tâm kiến thức ôn thi vào lớp 6 cùng những tips để cha mẹ giúp con có tâm lí tự tin và thoải mái trước khi thi! Mong rằng những kiến thức trong bài viết sẽ là những kiến thức bổ ích giúp đỡ cho các bậc phụ huynh đang và sắp có con ôn thi vào lớp 6.

Đồng thời, để con ôn thi vào lớp 6 hiệu quả, cha mẹ cần tìm kiếm cho con tài liệu ôn thi phù hợp nhất. Cha mẹ tham khảo bộ sách “Chinh phục đề thi vào lớp 6” ba môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh với hệ thống đề thi các trường đi kèm với trên 20 video bài giảng hệ thống kiến thức trọng tâm cùng với hướng dẫn các con các lỗi sai thường gặp trong bài thi, giúp các con bứt phá điểm cao trong kì thi sắp tới.

> > Cha mẹ đặt mua sách ngay TẠI ĐÂY.