[Trang bị kiến thức vào 10 cùng HOCMAI] Những lưu ý để đạt điểm cao bài nghị luận xã hội

0
5946

Bài văn nghị luận xã hội là một dạng bài chắc chắn xuất hiện trong đề thi Ngữ văn vào 10. Để đạt điểm cao với dạng văn này, học sinh cần lưu ý những gì? Các bạn theo dõi ngay hướng dẫn làm bài của thầy Nguyễn Phước Bảo Khôi trong Chương trình “Trang bị kiến thức vào 10 cùng HOCMAI” nhé!

>>> Xem trọn bộ video luyện thi vào 10 môn Ngữ văn của thầy Khôi tại: https://hocmai.link/Chuyen-de-Ngu-van-vao-10

 Những lưu ý quan trọng cần nhớ

1. Về diễn đạt

Các bạn học sinh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Những ý tưởng cần được diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, trong sáng; cần có chủ kiến.
  • Phải tránh kể lể dông dài, không bày tỏ được một quan niệm hay đề xuất một giải pháp nào cụ thể, khả thi mà chỉ nói mơ hồ chung chung “chúng ta phải làm thế nào để…”, “phải làm gì đó để góp phần…”.
  • Cần tránh sử dụng một số từ thuộc phong cách khẩu ngữ (văn nói):

hết sức ⇒ rất, vô cùng

+ bức xúc ⇒ cấp thiết, gây nhức nhối, căng thẳng

+ Không sử dụng những từ có ý nghĩa phán đoán: “dường như, có lẽ, phải chăng”.

+ Sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp: “ta, chúng ta, mỗi người, mỗi cá nhân, con người, mọi người”.

2. Về dẫn chứng

Dẫn chứng là bằng chứng xác thực nhất để chứng minh cho luận điểm mà các bạn đang nêu ra. Để đưa dẫn chứng vào bài văn Nghị luận xã hội chính xác, thuyết phục và gây ấn tượng tốt với người chấm điểm, các bạn cần ghi nhớ một số lưu ý nhỏ sau:

  • Bắt buộc phải có dẫn chứng ở phần thân bài dù không phải lập luận nào cũng cần dẫn chứng.
  • Dẫn chứng cần chính xác, cụ thể (ai là người phát ngôn ý kiến, trích dẫn từ nguồn nào, lai lịch nhân vật được đưa ra làm mẫu,…).
  • Tránh kể lại dẫn chứng dông dài – thứ tự cần tiến hành là: “Nêu ngắn gọn – Phân tích – Liên hệ gắn với đề”.
  • Tránh sử dụng dẫn chứng trong tác phẩm văn học viết ở phần Giải quyết vấn đề, nên sử dụng vốn thành ngữ, tục ngữ và ca dao.

Hướng dẫn cách lấy dẫn chứng cho bài văn nghị luận xã hội

1. Lấy dẫn chứng chính xác, cụ thể, rõ ràng 

CẦN TRÁNH DẪN CHỨNG HỢP LÍ
  • Có người từng nói: “…”
  • Có ý kiến đã cho là: “…”
  • Ngạn ngữ phương Tây (dẫn tên nước cụ thể) có câu: “…”
Les Brown: “Đừng vì số phận chia cho bạn quân bài xấu mà bạn bỏ cuộc chơi. Hãy chơi những quân bài đó với tiềm năng tối đa của chúng.”

Inner Space và Covent Garden, tác giả cuốn sách “Dám thay đổi”: “Những tổn thương quá khứ cứ mãi dai dẳng vì ta liên tục hồi tưởng về chúng.

  • Trong lớp em có bạn A.
  • Gần nhà tôi có ông B.
  • Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thanh Long như một dẫn chứng sinh động cho những người sống có lí tưởng tốt đẹp.
  • Nàng Kiều trong “Đoạn trường Tân Thanh” của Nguyễn Du chính là dẫn chứng tiêu biểu cho người phụ nữ trong hoàn cảnh nghiệt ngã vẫn vượt lên số phận để sống tốt, sống đẹp, giữ gìn được nhân phẩm trong sạch.
Giữa nơi lưng chừng đèo Rù Rì (phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) hoang vắng, vợ chồng chị Nguyễn Thị Liên (sinh năm 1972) rất nghèo, làm nghề chăn dê, mấy năm lặn lội đi tìm mồ vô chủ, đưa về xây táng trong vườn nhà, ngày ngày chăm sóc, hương khói chu toàn.

2. Kết hợp hai loại dẫn chứng: danh ngôn và thực tế

* VÍ DỤ: 

Chủ đề nghị luận xã hội về người mẹ

DANH NGÔN THỰC TẾ
  • W. R. Wallace: “Bàn tay đong đưa vành nôi là bàn tay thống trị toàn cầu”.
  • Erich Formm: “Tình yêu của người mẹ là yên bình. Nó không cần bạn phải đạt được, nó không cần bạn phải xứng đáng”.
  • Mạnh Mẫu (mẹ của Mạnh Tử) đã chuyển nhà 3 lần với mục đích giúp con có được môi trường lành mạnh để học tập và phát triển nhân cách tích cực.
  • Vua Tự Đức trở thành vị vua ham học, hiểu biết nhiều và đặc biệt rất yêu thích thơ văn đều nhờ công dạy dỗ của mẹ là Thái hậu Từ Dũ.


Chủ đề nghị luận xã hội bàn về tài năng

DANH NGÔN THỰC TẾ
  • Hồ Chí Minh: “Kiến thiết cần có nhân tài”.
  • Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
  • Thomas Edison: “Vĩ nhân chỉ 1% thiên phú còn lại 99% là mồ hôi”.
  • Napoléon Bonaparte – một trong những nhà chỉ huy quân đội vĩ đại nhất mọi thời đại, nổi tiếng với những cuộc chiến tranh tàn khốc thực hiện mộng bá chủ.
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp thương yêu binh sĩ, ông luôn chủ trương tiến hành chiến lược sao cho giảm thiểu tối đa số thương vong.

Mẹo ghi nhớ dẫn chứng nghị luận xã hội

1. Sắp xếp dẫn chứng theo chủ đề

GIA ĐÌNH:
  • Hãy cùng gia đình vui tươi trong miền đất cuộc sống đẹp đẽ này! (Albert Einstein)
  • Với chúng ta, gia đình nghĩa là vòng tay ôm lấy nhau và luôn ở bên nhau. (Barbara Bush).
  • Tôi có nơi ẩn náu tuyệt vời, đó là gia đình. Tôi có mối quan hệ tuyệt vời với anh chị em của tôi; điều này khiến tôi cảm thấy mình luôn biết mình thuộc về nơi đâu. (Jose Carreras).
  • Gia đình là nơi bạn hành động ngu xuẩn nhất nhưng lại được yêu thương nhiều nhất. (Andre Maurois).

BẠN BÈ:

  • Ngoài sự khôn ngoan, điều quý nhất mà Thượng Đế ban cho con người là tình bằng hữu. (Jean Jacques Rousseau)
  • Hãy đếm tuổi của bạn bằng số bạn bè chứ không phải số năm. Hãy đếm cuộc đời của bạn bằng nụ cười chứ không phải bằng nước mắt. (John Lennon)
  • Tình yêu thật sự đã hiếm, tình bạn thật sự còn hiếm hơn. (La Fontaine)
  • Tình bạn nhân lên niềm vui và chia bớt đau buồn. (Thomas Fuller)

HẠNH PHÚC:

  • Thành công và hạnh phúc nằm trong bạn. Quyết tâm hạnh phúc, và niềm vui sẽ đi cùng bạn để hình thành đạo quân bất khả chiến bại chống lại nghịch cảnh. (Helen Keller)
  • Chúng ta không cười vì chúng ta hạnh phúc – chúng ta hạnh phúc vì chúng ta cười. (William James)
  • Hạnh phúc là cho, và sống vì người khác. (Henry Drummond)
  • Thành công là đạt được thứ bạn muốn. Hạnh phúc là muốn thứ bạn đạt được. (Dale Carnegie)

2. Sưu tầm danh ngôn sử dụng được trong nhiều vấn đề

  • Tương lai phụ thuộc vào điều chúng ta làm trong hiện tại. (Mahatma Gandhi)

Sử dụng được cho các chủ đề như: Thời gian, Ý chí – nghị lực, Quyết tâm, Thái độ sống, Cách cư xử, Học tập – rèn luyện, Tình cảm.

  • Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. (Albert Einstein)

Sử dụng được cho các chủ đề như: Thời gian, Thái độ sống, Cách cư xử, Học tập – rèn luyện, Ước mơ.

  • Để thành công, thái độ cũng quan trọng ngang bằng khả năng. (Walter Scott)

Sử dụng được cho các chủ đề như: Ý chí – nghị lực, Quyết tâm, Thái độ sống, Cách cư xử, Học tập – rèn luyện, Thất bại – thành công, Tình cảm.

  • Cùng bước với một người bạn trong bóng tối tốt hơn là bước một mình trong ánh sáng. (Helen Keller)

Sử dụng được cho các chủ đề như: Thái độ sống, Cách cư xử, Học tập – rèn luyện, Tình bạn, Đoàn kết.

  • Tính cách không thể phát triển một cách dễ dàng và yên lặng, nó trưởng thành trong giông bão. (Helen Keller)

Sử dụng được cho các chủ đề như: Ý chí – nghị lực, Quyết tâm, Thái độ sống, Học tập – rèn luyện, Thất bại – thành công.

  • Thật sai lầm khi nghĩ rằng một khi rời khỏi trường học, bạn không bao giờ cần học thêm điều mới nữa. (Sophia Loren)

Sử dụng được cho các chủ đề như: Học tập – rèn luyện, Kĩ năng sống, Cách cư xử.

Những chia sẻ trên đây của thầy Bảo Khôi hy vọng có thể giúp các bạn học sinh biết cách diễn đạt, cách lấy dẫn chứng cũng như cách học dẫn chứng sao cho hiệu quả để làm tốt phần nghị luận xã hội. 

>>> Bên cạnh nội dung nghị luận xã hội, phụ huynh, học sinh có thể tìm hiểu thêm về các chuyên đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn trong khóa HM10 Toàn diện tại: https://hocmai.link/Chuyen-de-Ngu-van-vao-10

ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP HM10 TOÀN DIỆN 2021 – 2022

  • Lộ trình ôn thi vào lớp 10 toàn diện với 3 giai đoạn: Trang bị kiến thức – Tổng ôn – Luyện đề.
  • Hệ thống video bài giảng ghi hình trước, bám sát chương trình học và thi của các tỉnh thành trên cả nước.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, trên 10 năm kinh nghiệm luyện thi vào 10 trực tiếp giảng dạy.
  • Giúp học sinh học tập an toàn trong mùa dịch, tăng cơ hội giành điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10.

Mọi thông tin chi tiết về khóa học vui lòng liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn miễn phí.