Bắt đầu từ năm học tới, trò lớp 6 sẽ học môn Toán theo chương trình GDPT mới, trong đó phần kiến thức về thống kê, xác suất sẽ được đưa xuống để các em học sớm hơn so với chương trình hiện hành.
Vì sao nội dung thống kê, xác suất được đưa xuống học sớm hơn?
Theo Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học THCS, THPT, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 27/8/2020, nội dung về Thống kê sẽ bắt đầu được dạy từ học kỳ II của môn Toán lớp 7. Trong đó các em được học các kiến thức về phương pháp thu thập số liệu thống kê, các dạng biểu đồ…
Ở chương trình GDPT mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, nội dung môn Toán lớp 6 được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức bao gồm: (1) Số học và Đại số, (2) Hình học và Đo lường, (3) Thống kê và Xác suất.
Như vậy, đối với bậc THCS, phần kiến thức này đã được đẩy xuống học sớm hơn so với chương trình hiện hành.
Lý giải về điều này, thầy Trần Đức Anh – Tổ trưởng môn Toán – Dự án Phát triển chương trình GDPT 2018 (Hệ thống Giáo dục HOCMAI) cho rằng thống kê và xác suất là những nội dung mang tính thực tiễn cao.
“Từ việc lập thời khóa biểu, viết danh sách bạn bè trong lớp… cũng là nội dung cần đến sự thống kê. Đó là những bài học trực quan sinh động, đòi hỏi học sinh cần từ quan sát cuộc sống để đưa ra các nhận định”, anh phân tích.
Bên cạnh đó, ở chương trình mới, Toán thống kê và xác suất sẽ bắt đầu được đưa vào giảng dạy từ lớp 2. Như vậy, nội dung lớp 6 chỉ là sự tiếp nối của mạch kiến thức từ tiểu học lên đến bậc THCS.
Phương pháp học hiệu quả Toán thống kê, xác suất từ lớp 6
Thầy Đức Anh cho rằng, việc đưa nội dung thống kê, xác suất vào chương trình môn Toán lớp 6 mới có khối lượng bài học vừa đủ, các nội dung học cũng đơn giản, tập trung để học sinh tìm hiểu, làm quen với kiến thức mới nên không gây khó dễ hay tạo cảm giác nặng nề khi các em mới bước vào bậc THCS.
Các học sinh sẽ có thêm thời lượng để đọc và khai thác tốt hơn dữ liệu, luyện tập sử dụng bảng biểu, trình bày những hiểu biết về thống kê, liên hệ giữa thống kê với các môn học khác…
Dưới đây là những nội dung về thống kê, xác suất được học ở lớp 6 và yêu cầu về chuẩn đầu ra đối với từng phần kiến thức:
Nội dung giáo dục |
Chuẩn đầu ra |
Một số yếu tố thống kê | |
Thu thập và tổ chức dữ liệu | |
– Thu thập, phân loại, biểu diễn dữ liệu theo các tiêu chí cho trước. | – Thực hiện được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ những nguồn: bảng biểu, kiến thức trong các môn học khác.
– Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản. |
– Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ. | – Thực hiện được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ những nguồn: bảng biểu, kiến thức trong các môn học khác.
– Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản. |
Phân tích và xử lí dữ liệu | |
– Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ thống kê đã có | – Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).
– Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart). – Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học trong Chương trình lớp 6 (ví dụ: Lịch sử và Địa lí lớp 6, Khoa học tự nhiên lớp 6,…) và trong thực tiễn (ví dụ: khí hậu, giá cả thị trường,…). |
Một số yếu tố xác suất | |
– Làm quen với một số mô hình xác suất đơn giản.
– Làm quen với việc mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình đơn giản. |
– Làm quen với mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản (ví dụ: ở trò chơi tung đồng xu thì mô hình xác suất gồm hai khả năng ứng với mặt xuất hiện của đồng xu…).
– Làm quen với việc mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản. |
– Mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản. | – Sử dụng được phân số để mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm số lần lặp lại của khả năng đó trong một số mô hình xác suất đơn giản. |
Theo chương trình GDPT mới, mục đích việc dạy thống kê và xác suất là tạo cho học sinh khả năng “Sử dụng xác suất để đánh giá kết quả của các quyết định” nên thay vì cung cấp kiến thức, các khái niệm, giáo viên sẽ đưa học sinh vào các tình huống khác nhau trong cuộc sống thông qua các hoạt động đa dạng. Học sinh trả lời được các câu hỏi “Vì sao?”, “Làm như thế nào?” trong mỗi tình huống cụ thể. Vậy nên cách học đề xuất với giai đoạn lớp 6 có thể như sau:
Tìm cách hiểu những khái niệm ngay từ đầu
Các khái niệm trong phần xác suất, thống kê thường trừu tượng, các em nên hỏi thầy cô những khái niệm chưa biết để hiểu ngay từ đầu. Vì có tính hệ thống nên các khái niệm sẽ liên tục xuất hiện trong đề bài toán. Việc hiểu nó sẽ khiến các em tăng khả năng đọc hiểu bài toán, từ đó dễ dàng tiếp tục học tập.
Lựa chọn phương pháp học phù hợp khi ở nhà
Việc học bài cũ ở nhà là rất quan trọng, nhưng với xác suất thống kê, đây là một môn học liên hệ nhiều với cuộc sống.
“Ví dụ đơn giản một câu nói của mẹ như: “Chủ nhật tuần này, nếu trời không mưa, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên”. Vậy thì con nên hiểu là nếu trời mưa thì xác suất được đi chơi sẽ thấp hơn hẳn, còn nếu trời nắng thì xác suất đi chơi sẽ cao”, thầy giáo phân tích.
Bên cạnh đó, việc đọc các ví dụ đó ở trên internet cũng là một cách học, hay việc tự ngồi phân tích, thu thập và xử lí một bộ dữ liệu cũng là một phương pháp tiếp cận kiến thức này. Nhưng các em nên chọn cho mình cách học từ những ví dụ thống kê, xác suất trong cuộc sống để dễ hiểu và cảm thấy kiến thức này thực sự bổ ích, hứng thú với bản thân.
Nhớ làm hết bài tập trong sách giáo khoa
Việc học luôn cần được tổng kết và đo lường cụ thể, và một thước đo chuẩn xác vẫn là bài tập đúng không. Các em đừng ngại dành thời gian làm bài tập trong sách bởi điều đó sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức một cách rõ ràng.
Đặc biệt tác giả rất thích phần vẽ biểu đồ, từ đó đưa ra các nhận xét của bản thân cho các dữ liệu thu thập được.
Như vậy, kiến thức về về thống kê, xác suất trong được bổ sung vào chương trình môn Toán lớp 6 chỉ mang tính chất giúp học sinh làm quen với những kiến thức mới, để các em thấy được mối liên hệ trực quan với đời sống thực tiễn. Với những gợi ý về phương pháp học như trên, HOCMAI hi vọng phụ huynh và học sinh sẽ có sự chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lí, kiến thức, kĩ năng khi tiếp cận chương trình GDPT mới.
Thấu hiểu được những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh, Hệ thống Giáo dục HOCMAI – Nền tảng giáo dục trực tuyến số 1 tại Việt Nam đã xây dựng các kênh thông tin giúp cha mẹ cập nhật, trao đổi những thông tin, tài liệu mới nhất về chương trình GDPT mới.
Phụ huynh theo dõi ngay Fanpage Chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 6 và Group Đồng hành cùng con học tốt chương trình lớp 6 mới để cùng thảo luận các thông tin liên quan.