Văn nghị luận không còn là nỗi lo với học sinh lớp 7 nếu nắm chắc những điều sau

0
11334

Văn nghị luận là dạng văn sẽ theo học sinh rất lâu trong chương trình học Ngữ văn từ lớp 7 trở lên và xuất hiện trong những kỳ thi quan trọng, vì vậy học sinh cần chuẩn bị tinh thần và kiến thức cần thiết để làm tốt dạng văn này. Nhiều học sinh lớp 7 lo lắng bởi đây là dạng văn khó, và là dạng văn mới trong chương trình Ngữ văn năm học này.

Để việc viết bài văn nghị luận không còn là nỗi lo, học sinh hãy lưu lại ngay những hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI về phương pháp làm bài văn nghị luận Ngữ văn 7 đạt điểm cao.

Khái niệm và đặc điểm của văn nghị luận

Nghị luận là đưa ra quan điểm, tư tưởng với những luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống. Các dạng tồn tại của văn nghị luận có thể là ý kiến trong cuộc họp, bình luận, phê bình, xã luận… 

Khi học về văn nghị luận, học sinh cần nắm được những khái niệm cơ bản:

  • Luận điểm: là ý chính, quan điểm xuyên suốt cả bài viết
  • Luận cứ: là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm
  • Lí lẽ: là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận
  • Dẫn chứng: sự việc, số liệu, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm
  • Lập luận: là cách chọn lựa, sắp xếp, trình bày các luận điểm, luận cứ theo một trình tự hợp lí, rõ ràng, thuyết phục.

Các bước tìm ý và lập dàn ý bài văn nghị luận

Trước tiên, học sinh cần đọc kỹ và phân tích đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì. Sau đó, tìm ý cho bài viết gồm các luận điểm luận cứ gì, sử dụng dẫn chứng nào, thao tác lập luận ra sao. 

  • Bước 1: Xác lập luận điểm
  • Bước 2: Tìm luận cứ
  • Bước 3: Xây dựng lập luận

Sau khi đã tìm ý, học sinh tiến hành lập dàn ý học sinh xây dựng 3 phần:

  • Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận
  • Thân bài: Làm sáng tỏ vấn đề nghị luận bằng luận cứ, lập luận chặt chẽ và lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục
  • Kết bài: Khẳng định và khái quát lại quan điểm của mình.

Trên cơ sở dàn bài đã xây dựng, học sinh triển khai thành bài văn hoàn chỉnh. Sau khi viết xong cần kiểm tra lại. Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem bài văn đã làm sáng tỏ vấn đề chưa, hoặc đã tạo được sự thuyết phục với người đọc chưa.

Hai phép lập luận cơ bản trong bài văn nghị luận

Phép lập luận chứng minh

Trong đời sống, chứng minh là dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin. Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng đã được thừa nhận để làm sáng tỏ quan điểm.

Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

Ví dụ về đề bài nghị luận chứng minh: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

Cô Trang hướng dẫn lập dàn ý bài văn nghị luận chứng minh

Phép lập luận giải thích

Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

Các cách giải thích:

  • Nêu định nghĩa
  • Liệt kê các biểu hiện
  • So sánh, đối chiếu
  • Chỉ ra các mặt lợi – hại
  • Nêu nguyên nhân

Ví dụ đề bài nghị luận giải thích: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

Cô Trang hướng dẫn lập dàn ý bài văn nghị luận giải thích

Kiểu bài chứng minh và kiểu bài giải thích khác nhau ở thao tác lập luận và dung lượng của thao tác lập luận được sử dụng trong bài. Với kiểu bài chứng minh, học sinh vẫn cần giải thích rồi mới đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng chứng minh, trong đó thao tác chứng minh là chính. Còn trong kiểu bài giải thích, thao tác giải thích là chính, phải giải thích từng khía cạnh của vấn đề: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa của từ, nghĩa cả câu sau đó lấy thêm dẫn chứng cùng một số lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề.

Cô Trang tư vấn phương pháp viết văn nghị luận lớp 7 đạt điểm cao: Để làm tốt dạng văn nghị luận, học sinh cần trang bị kiến thức xã hội sâu rộng để đưa vào bài văn để làm cho bài văn thuyết phục, hấp dẫn hơn. Đồng thời, học sinh cần nắm chắc đặc điểm của từng kiểu bài nghị luận, các cách lập ý, các thao tác khi viết bài.

Năm học mới đã đến gần kề, học sinh sắp lên lớp 7 cần chuẩn bị sớm về tâm lý và kiến thức để học tốt môn Ngữ văn 7. Những chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thu Trang cung cấp không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng để học sinh bước vào chương trình Ngữ văn 7 thật hiệu quả và thành công. 

Để tìm hiểu thêm các bài giảng online ở môn Ngữ văn và môn học khác của chương trình lớp 7, phụ huynh và học sinh có thể để lại thông tin tại đây để được tư vấn và học thử miễn phí các bài giảng trong Chương trình Học tốt 2020-2021. Chương trình được xây dựng từ những thầy cô tâm huyết của HOCMAI với kiến thức nền tảng bám chắc sách giáo khoa và lộ trình học bài bản. Với hai khóa Trang bị kiến thứcÔn luyện sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức và kĩ năng. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy đều có nhiều năm kinh nghiệm và có những phương pháp giảng dạy hiện đại, sáng tạo, kích thích tư duy của học sinh.

>> Phụ huynh và học sinh điền thông tin để nhận ngay tư vấn về khóa học cũng như tham khảo các BÀI GIẢNG HỌC THỬ tại: https://hocmai.link/Hoc-tot-mon-Ngu-van-lop-7

Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.