Giáo viên nhận định về khả năng xuất hiện của các văn bản nhật dụng trong đề thi Ngữ văn vào 10

0
3267

Các văn bản nhật dụng và nghị luận trong chương trình lớp 9 là kiến thức thường bị bỏ qua trong quá trình ôn thi vào 10 do nhiều học sinh cho rằng đây không phải nội dung quan trọng, hoặc cảm thấy những văn bản này có phần khô khan, khó tiếp thu. Chia sẻ về vấn đề này trong buổi livestream “Bứt phá điểm thi vào 10 cùng HOCMAI môn Ngữ văn”, thầy Nguyễn Phi Hùng – giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong việc luyện và chấm thi vào 10 đã đưa ra nhận định về khả năng xuất hiện của các văn bản nhật dụng và nghị luận trong đề thi chính thức và hướng dẫn các em cách ôn tập tốt phần kiến thức này.

Xác suất xuất hiện của các văn bản nhật dụng và nghị luận trong đề thi chính thức

Trong chương trình lớp 9, học sinh được tiếp cận với 3 văn bản nhật dụng: Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà), Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G.G. Mác-két), Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và 2 văn bản nghị luận: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi).

Về “Khả năng xuất hiện của các văn bản nhật dụng và nghị luận trong đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10” – Đây là câu hỏi của bạn Minh Anh (học sinh lớp 9, Hà Nội), đồng thời cũng là thắc mắc chung của các bạn học sinh gửi về cho thầy cô HOCMAI trong buổi livestream “Bứt phá điểm thi vào 10 cùng HOCMAI môn Ngữ văn”.

Qua việc thống kê và khảo sát các đề thi cụ thể của nhiều tỉnh, thành phố trong những năm gần đây, thầy Hùng cho rằng xác suất xuất hiện của các văn bản nhật dụng và nghị luận trong đề thi chính thức không cao bằng các tác phẩm văn học. Tuy nhiên, các văn bản này vẫn có khả năng xuất hiện trong đề thi vào 10. Thực tế, các văn bản này cũng đã từng xuất hiện trong đề thi của nhiều tỉnh, thành phố. Vì giới hạn ôn tập của các Sở GD&ĐT công bố cho học sinh đã nêu rõ phạm vi ôn tập môn Ngữ văn nằm trong chương trình lớp 9. Các văn bản nhật dụng và nghị luận đã nêu trên cũng nằm trong phạm vi ôn tập này, người ra đề hoàn toàn có quyền sử dụng các văn bản này làm chất liệu cho đề thi. Do đó, khi ôn tập, học sinh cần “đề phòng vạn nhất”, đã ôn tập kĩ càng thì không có lý do gì lại bỏ qua các văn bản nhật dụng và nghị luận. Hơn nữa, đây không phải kiến thức quá khó, học sinh nên dành thời gian ôn tập để đảm bảo phủ hết toàn bộ kiến thức.

Các dạng bài thường gặp trong đề thi Ngữ văn vào lớp 10

Với các văn bản nhật dụng và nghị luận, đề thường đưa ra một đoạn trích từ trong văn bản, để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của học sinh hơn là việc kiểm tra việc nhớ, thuộc các kiến thức từ trong văn bản.

Qua việc khảo sát các đề thi liên quan đến văn bản nhật dụng, có thể thấy đề thi thường yêu cầu học sinh trả lời các thông tin như sau:

  • Thông tin chung liên quan đến tác giả và văn bản như: Xác đinh tên tác giả và nội dung của văn bản, giải thích từ ngữ nổi bật trong nhan đề văn bản, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của văn bản, chủ đề chính của văn bản, phương thức biểu đạt của văn bản
  • Kĩ năng đọc hiểu 1 đoạn ngữ liệu trích từ các văn bản nhật dụng và nghị luận. Đây là dạng bài phổ biến và thường xuyên xuất hiện. Đề thi sẽ trích 1 đoạn trong văn bản và đưa ra các yêu cầu liên quan đến đọc hiểu để kiểm tra về nội dung, hình thức, cách dùng từ, đặt câu, các biện pháp tu từ được thể hiện trong đoạn trích. Để làm tốt dạng bài này, bên cạnh việc nắm chắc nội dung văn bản, học sinh cần có kĩ năng đọc hiểu và kiến thức liên quan đến phần Tiếng Việt. Bên cạnh đó,
  • Viết đoạn/ bài văn nghị luận xã hội để bàn về vấn đề có liên quan đến nội dung văn bản nhật dụng/ nghị luận đề thi đang đề cập đến. Đề thi sẽ mở rộng yêu cầu học sinh liên hệ thực tiễn cuộc sống, nêu quan điểm về một vấn đề được đặt ra trong ngữ liệu đã đưa ra ở đề bài. Nội dung được đưa ra khá đa dạng. tuy nhiên nhìn chung vẫn sẽ xoay quanh chủ đề chung của ngữ liệu được đặt ra ở đề bài. Học sinh có thể vạch ra một số đề trọng tâm để luyện viết, chủ động chuẩn bị cho bài thi.

– Ví dụ, từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, đề thi có thể đặt ra các vấn đề nghị luận liên quan đến việc “Chứng minh giản dị là một trong những đức tính quý báu của con người”, “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế”. Hay với văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, thầy cô có thể đưa ra yêu cầu thí sinh viết đoạn hoặc bài văn “Nêu cảm nhận và suy nghĩ của bản thân khi được sống trong một đất nước hòa bình như hiện nay” hoặc bàn về “Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn đất nước và thế giới hòa bình”. Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em có thể đưa ra yêu cầu viết đoạn văn về một vấn đề bức xúc trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, các vấn đề bức thiết trong xã hội như bạo hành trẻ em, trẻ em bị lạm dụng, bóc lột,…

Phương pháp ôn tập các văn bản nhật dụng và nghị luận trong giai đoạn nước rút

Ở giai đoạn này, chúng ta đang học với mục tiêu tập trung cho kỳ thi. Do đó, việc thi như thế nào sẽ định hướng việc học của học sinh như vậy. Học sinh cần tập trung vào những dạng bài thường gặp liên quan đến văn bản nhật dụng và nghị luận trong đề thi vào 10 đã được thầy Hùng tổng hợp ở phần trên.

Thầy Hùng hướng dẫn học sinh ôn tập các văn bản nhật dụng và nghị luận trong buổi livestream “Bứt phá điểm thi vào 10 cùng HOCMAI”
HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Đầu tiên, học sinh cần nắm được khái niệm của văn bản nhật dụng: là kiểu văn bản có nội dung đề cập đến các vấn đề thời sự, bức thiết của cuộc sống hàng ngày. Tiếp theo, cần xác định được vấn đề nhật dụng đang được đề cập đến ở văn bản. Sau đó, cần nắm được nội dung chính của văn bản, hệ thống luận điểm, luận cứ được sử dụng. Học sinh có thể lập sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần nắm được một số nét đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. Chỉ cần nắm được 4 nội dung cơ bản này. kết hợp với việc luyện các dạng bài trọng tâm trong đề thi, các em đã có thể tự tin chinh phục phần kiến thức tưởng chừng như “khó nhằn” này.

Nhằm giúp các em ôn tập và chuẩn bị kiến thức tốt nhất trong giai đoạn “nước rút”, Hệ thống giáo dục HOCMAI đã xây dựng chương trình HM10 Luyện đề – chiến thuật hạ gục mọi dạng bài thi vào lớp 10. Các em sẽ có cơ hội tiếp cận với hệ thống đề bám sát cấu trúc chính thức và luyện tập mọi dạng bài sẽ xuất hiện trong đề thi.

Học sinh sẽ được giáo viên luyện thi vào 10 Top đầu cả nước hướng dẫn giải bài chi tiết và chỉ rõ những lỗi sai thường gặp. Đặc biệt, phụ huynh, học sinh có thể đăng ký để xem các bài giảng học thử môn Ngữ Văn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

>>>Đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ khóa HM10 Luyện đề Ngữ Văn <<<

Kỳ thi đã đến rất gần rồi, đừng bỏ lỡ cơ hội cùng tham gia luyện đề và chinh phục kỳ thi vào lớp 10 sắp tới với điểm số cao nhất nhé teen 2k6 ơi!

“BỨT PHÁ ĐIỂM THI VÀO 10 CÙNG HOCMAI MÔN NGỮ VĂN”

Series TƯ VẤN ÔN THI “BỨT PHÁ ĐIỂM THI VÀO 10 CÙNG HOCMAI MÔN NGỮ VĂN” là chương trình phát sóng trực tiếp các bài giảng môn Ngữ văn do Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức, nhằm giúp các em học sinh lớp 9 trau dồi kiến thức và kỹ năng làm bài thi môn Ngữ văn, phục vụ cho kỳ tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới.

Với sự giảng dạy của thầy Nguyễn Phi Hùng và cô Nguyễn Thị Thu Trang, series “BỨT PHÁ ĐIỂM THI VÀO 10 CÙNG HOCMAI MÔN NGỮ VĂN” sẽ mang đến những nội dung hấp dẫn như:

  • Hệ thống kiến thức Ngữ văn trọng tâm thi vào 10 theo từng chuyên đề
  • Tương tác trực tiếp, giải đáp thắc mắc của học sinh liên quan đến chủ đề của buổi tư vấn ngay trong buổi livestream
  • Hướng dẫn kĩ năng và cách làm bài cụ thể, tổng kết lỗi sai thường gặp giúp học sinh chinh phục điểm cao trong bài thi môn Ngữ văn.
Chương trình sẽ được phát sóng vào 20h Thứ Năm hàng tuần trên hệ thống fanpage kênh youtube của HOCMAI THCS

ĐÓN XEM!!!