PGS.TS Nguyễn Lân Cường: “Việt Nam mình tuy vượt Trung Quốc, Malaysia nhưng vẫn thua Sing vì họ áp dụng học online”

0
11224

Tôi cho đó là tấm gương mình phải học khi ở Mỹ tỉ lệ áp dụng phương pháp học này là 80%, ở Singapore là 90%. Ngoài ra, cần sự thay đổi trong cách thức giảng dạy, hướng tới suy nghĩ, cảm xúc của học sinh. 

Cách rèn luyện kiến thức chủ động cho con từ bậc Tiểu học cha mẹ cần biết!

Trong buổi chào đón Tân sinh viên, HOCMAI đã có cuộc trò chuyện cùng PGS.TS Nguyễn Lân Cường – Giảng viên khoa Lịch Sử ĐHQG Hà Nội – về việc học online của học sinh. 

Xin trân trọng giới thiệu đến quý phụ huynh và học sinh.

Người phỏng vấn: Thưa Giáo sư, xin Giáo sư cho biết quan điểm của phụ huynh về việc học trực tuyến của con em mình?

PGS Nguyễn Lân Cường: Một câu hỏi rất hay. Rất nhiều phụ huynh khác từng nói với tôi. Con cứ suốt ngày dùng máy tính chơi thì thế nào? Ngay cả bản thân con tôi, tối là cứ thấy chơi suốt. Lúc đầu cũng lo chứ, sợ nó vào các chương trình khác, không lợi cho sức khỏe.

Nhưng mà, khi tôi hiểu ra thì mới biết. Hóa ra là con học. Học online. Tôi thấy tuyệt vời lắm khi nghe tới cái chương trình này. Có rất nhiều cái thuận lợi, có ích cho học sinh.

Thứ nhất, là học phí thấp. Tôi hay đi những miền núi làm khảo cổ. Chỗ đó nghèo lắm, các em làm gì có tiền tận 5 triệu cho một năm để đi học?. Chương trình này chỉ có 500 nghìn, bằng 1/10.

Thứ hai, các em học sinh được tự do chọn lựa môn học, đề tài để học. Cái này thật sự HOCMAI làm tuyệt vời. 

(Tôi thấy Việt Nam mình tuy vượt hơn Trung Quốc, nhiều nước Đông Nam Á nhưng vẫn thua Singapore)

Cái thứ ba thuận lợi nữa là có thể hỏi được. Lên lớp mà không được hỏi thầy thì còn nói gì là học? Quá trình giảng dạy bây giờ tôi thấy chưa ổn. Vẫn là thầy viết học trò ghi. Năm 1979 tôi có sang thực tập sinh ở bên Đức. Từ mấy chục năm trước, tôi đã thấy cách học của họ khác rồi. Họ cho học sinh đọc tài liệu trước ở nhà. Lên lớp thày giáo chỉ có trả lời các câu hỏi và mở rộng kiến thức cho học sinh. 

Nhưng vì thế là thời gian thi rất quan trọng, biểu hiện học lực thực chất của học sinh. Phải làm được bài thì mới chứng tỏ bản thân hiểu bài. Cái này thì HOCMAI rất thuận lợi. Vì các em học sinh có thể hỏi câu hỏi trực tiếp ngay khi không hiểu bài và nhận được câu trả lời. 

Thứ tư là các em có thể học bất cứ lúc nào. Không phải là một khoảng thời gian cố định, không phải trả tiền học thêm. 

Thế nên, tôi thấy Việt Nam mình bây giờ tuy vượt hơn Trung Quốc, Malaysia và một số nước Đông Nam Á khác nhưng vẫn thua Singapore. Nguyên nhân là vì họ hơn 90% áp dụng phương pháp này. Còn Mỹ là 80%. Tôi cho đó là tấm gương mình phải học.

Bây giờ mình có điều kiện. Những nơi khác tôi không nói nhưng gần như ở Hà Nội nhà nào cũng có máy vi tính. Đó là điều vô cùng thuận lợi. 

HOCMAI cần phải tuyên truyền nhiều hơn nữa sao cho các bậc phụ huynh thấy phải tin tưởng ở con mình. Tất nhiên, tôi không nói các trường hợp lệch lạc. Phụ huynh hãy giúp con có điều kiện học tập thuận lợi nhất có thể. 

Và một điều rất quan trọng là phải chọn giáo trình từ những thày giỏi. Hiện tại nhiều thày giỏi lắm. Tại sao?

Học sinh Việt Nam đạt giải thưởng quốc tế rất nhiều. Học trò giỏi thì thày phải giỏi thì mới dạy được như thế. Điểm này, học online có điểm rất hay là nếu chính các thầy không chịu cố gắng phấn đấu lên là chắc chắn sẽ bị đào thải. Tôi biết có những thày, học trò hỏi không trả lời được thì mắng lại học trò “sao em hỏi lắm thế”. Thật ra, nếu được thì thày nên nói: “Nếu em hiểu thì em lên trình bày cho các bạn nghe”. Thì học trò mới tôn trọng mình được. Làm sao mà thày biết được hết mọi kiến thức. Thế nên để có kiến thức giảng dạy học sinh, khi học trò đọc 5 thì các thày phải đọc 10.

Học online kích thích các thày cô giáo. Các thày mà không chịu đọc, không chịu xem, không chịu học là các thày còn thua học trò cơ. Nên làm sao để thày phải ra thày, trò phải ra trò. 

Gia đình tôi gồm 8 anh em, cả bố nữa là 9. Người ta cứ nói gia đình tôi thành đạt. Không phải, nhiều gia đình thành đạt lắm. Nhưng mà có một thứ mà hiếm có gia đình khác có được chính là 9 bố con tôi đứng trên bục giảng đại học. 

Nghề giáo không phải là một nghề giàu có nhưng mà vinh dự là nghề truyền đạt kiến thức cho các em. Thì tôi cũng mong rằng những chương trình của HOCMAI có thể truyền đạt cho các em học sinh kiến thức, không phải chỉ ở thành phố đâu mà còn cả ở nông thôn nữa. Học chẳng bao giờ là đủ. Chính bản thân tôi, 75 tuổi rồi mà vẫn thấy có những lỗ hổng phải học, phải xem.

(Cần phải tuyên truyền rộng hơn để HOCMAI được nhiều phụ huynh biết đến.)

Bí quyết 30 phút – Cách thức học trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả từ giáo viên giỏi!

Người phỏng vấn:  Ở các nước khác thì việc học online đã lâu rồi và nó trở thành xu thế không thể thiếu với học trò. Tuy nhiên ở VN đặc biệt là với học sinh chưa nói tới sinh viên một vài năm mới tiếp cận xu hướng đó. Giáo sư nghĩ như thế nào nếu phát triển việc học trực tuyến ở VN và ý kiến của giáo sư về vấn đề này.

PGS Nguyễn Lân Cường: Thực tế, tôi thấy mấy cái chương trình trên online chủ yếu là cho học ngoại ngữ. Còn cái HOCMAI này lại bao gồm tất cả các môn học. Cái đó phải tuyên truyền rộng hơn để người ta biết được. Đặc biệt là các bậc cha mẹ biết đến HOCMAI.

Đặc biệt quan trọng chính là những bài giảng. Nếu bài giảng hấp dẫn và đúng nội dung thì sẽ thu hút được học sinh. Và tôi hy vọng cách giảng trên lớp, thày dạy học trò ghi sẽ bớt dần đi và không còn nữa.

Người phỏng vấn: Nhiều người cho rằng so với cách học truyền thống thì học online sẽ không có giao tiếp trực tiếp giữa thầy và trò thì điều đó sẽ làm giảm đi yếu tố truyền cảm xúc không ?

PGS Nguyễn Lân Cường: Không, tôi cho là không phải. Truyền cảm xúc hay không là ở người thầy.  Hôm nay, tôi thấy các em học sinh đến đây, đến gặp thày cô giáo mà không khác gặp thần tượng bóng đá.

Tôi thấy lạ! Tôi hỏi tại sao?

Hóa ra là vì thày quá giỏi. Thày xây dựng được kiến thức cho các em. Đồng thời còn gây được cảm tình với các em học sinh nữa. 

Vấn đề này không phải tôi nói hay hay không mà ở chỗ vấn đề hay và cách truyền tải vấn đề ấy như thế nào. Nếu như hai thày cùng giảng một vấn đề tại sao lại có sự khác biệt?. Điều đó nhắc nhở các thày phải giảng giải như thế nào để cho các em học sinh nắm được kiến thức. Đó mới là điều quan trọng. 

(Tôi thấy các em gặp thày mà không khác gì gặp thần tượng bóng đá.)

Người phỏng vấn: Đã rất lâu rồi người ta tìm lại cái lịch sử của quá trình học hành. Thì người ta sẽ có những bản viết chữ hoặc là những tờ giấy để ghi chép lại hoặc bia. Vậy thì học online 1000 năm nữa làm thế nào để ghi chép quá trình lịch sử về sự thay đổi phương pháp học này.

PGS Nguyễn Lân Cường: Tôi nghĩ được chứ. Ví dụ như môn lịch sử, các em học sinh đang không thích cái môn học đấy. Muốn các em thích thì các thày phải dùng bằng những hiện vật chứ đừng có nói nữa.

Dùng hiện vật, tranh ảnh để cho các học sinh xem. Môn học nào cũng hay cả, chứ không có môn học nào không hay. Quan trọng là cách dạy thế nào để cho học sinh thấy thích thú. Tại sao Lịch sử các em không thích? Vì đưa ra quá nhiều số liệu, học trò không thích thì làm sao học thuộc được.

Chẳng hạn như tôi ví dụ, dạy học sinh một bài hát. Trong đó có những kiến thức niên đại, sự kiện Lịch sử. Học sinh hát để ghi nhớ vấn đề. Hay là dùng hiện vật khảo cổ. Thế là tự nhiên học sinh thích thú ngay.

Chứ bây giờ cứ đứng lên giảng lịch sử năm bao nhiêu, năm bao nhiêu quân ta đánh thắng… Nó chỉ là một mớ số liệu rất chán. Cần phải thay đổi trong cách giảng dạy kiến thức cho học sinh thì mới được.

Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Lân Cường!

Xem thêm:

Cha mẹ nổi tiếng lựa chọn hình thức học thông minh cho con

7 Bước đơn giản để làm tập làm văn “Kể lại buổi đầu tiên đi học” hay như văn mẫu!