Hướng dẫn xem đồng hồ và cách giải các bài toán liên quan (phần 2)

0
21932

Bài học trước, các em học sinh đã được hướng dẫn về đồng hồ và cách xem đồng hồ số. Trong bài học hôm nay, cô Cao Thị Dung (Hocmai Tiểu học) sẽ giảng bài tiếp về những bài tập toán thường gặp liên quan tới nội dung kiến thức này nhé! Cùng đón xem nào!

Xem đồng hồ và cách giải những bài toán liên quan (phần 1)

III/Những dạng bài tập liên quan tới đồng hồ và đại lượng thời gian.

1.Tìm số giờ (phút) tương ứng với vị trí kim di chuyển.

Quy tắc:

Bước 1 

– Giữa hai số (vạch) giờ liên tiếp nhau, cách nhau 1 giờ.

– Giữa hai số (vạch) giờ liên tiếp nhau, tương ứng 5 phút. Giữa hai vạch phút liên tiếp nhau, cách nhau 1 phút.

Bước 2 

– Đếm số khoảng nằm giữa các số (vạch). (Chẳng hạn: Kim giờ di chuyển từ số 3 đến số 5. Giữa chúng có 2 khoảng nằm giữa, tương ứng với 2 giờ. Kim phút di chuyển từ số 3 đến số 5. Giữa chúng có 2 khoảng nằm giữa, tương ứng với 5 x 2 = 10 phút)

Ví dụ: 

– Kim phút chạy từ vạch số 6 tới vạch số 9 trong vòng bao nhiêu phút?

– Kim giờ chạy từ vạch số 12 đến vạch số 5 trong vòng bao nhiêu giờ?

Bài làm.

– Kim phút chạy từ vạch số 6 đến vạch số 9. Giữa chúng có 3 khoảng nằm giữa. 1 khoảng ứng với 5 phút. Nên, kim phút chạy từ vạch số 6 tới vạch số 9 trong vòng 3 x 5 = 15 phút.

– Kim giờ chạy từ vạch số 12 đến vạch số 5. Giữa chúng có 5 khoảng nằm giữa. 1 khoảng tương ứng với 1 giờ. Nên, kim giờ chạy từ vạch số 12 tới vạch số 5 trong vòng 5 x 1 = 5 giờ đồng hồ.

2.Đổi đại lượng thời gian.

Quy tắc:

Bước 1

– 1 giờ = 60 phút

– 1 phút = 60 giây

Bước 2

– Đổi từng phần của đại lượng cần đổi ra đại lượng chung cần tìm.

– Dựa vào giờ hơn kém để thực hiện phép tính cộng, trừ phù hợp.

(Cô Cao Thị Dung giảng bài phần bài tập đổi đại lượng thời gian)

Xem bài giảng chi tiết tại: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/65206/bai-06-xem-dong-ho-va-giai-bai-toan-lien-quan.html

Ví dụ: 

– 1 giờ 20 phút = … phút?

– 2 giờ kém 10 phút = … phút?

– 120 phút = … giờ?

Bài làm

a) 1 giờ 20 phút = … phút?

– Vế cần đổi (1 giờ 20 phút) bao gồm 2 thành phần là giờ (1 giờ) và phút (20 phút). 

– Đại lượng cần đổi ra là phút.

Nên, ta đổi từng phần của vế cần đổi ra đại lượng cần đổi (phút). 

1 giờ = 60 phút

20 phút giữ nguyên.

Bởi vì không phải giờ kém, nên ta thực hiện phép tính cộng.

1 giờ 20 phút = 60 phút + 20 phút = 80 phút.

b) 2 giờ kém 10 phút = … phút?

– Vế cần đổi gồm 2 thành phần là giờ (2 giờ) và phút (10 phút)

– Đại lượng cần đổi ở vế kết quả là phút.

– Đổi từng phần của về cần đổi ra phút.

2 giờ = 120 phút

10 phút giữ nguyên.

Bởi vì là giờ kém nên ta thực hiện phép tính trừ.

2 giờ kém 10 phút = 120 phút – 10 phút = 110 phút.

c) 120 phút = … giờ?

– Vế cần đổi gồm 1 thành phần là phút (120 phút)

– Đại lượng cần đổi ở vế kết quả là giờ

– Đổi vế cần đổi ra giờ

120 phút = 60 phút + 60 phút = 1 giờ + 1 giờ = 2 giờ

3.Điền từ thích hợp vào chỗ chấm

Quy tắc:

– Nguyên tắc 1: Giờ hơn – Giờ kém, Giờ rưỡi

30 phút = giờ rưỡi.

Vượt qua 30 phút dùng giờ hơn và giờ kém.

– Nếu chuyển từ giờ hơn sang giờ kém: 

Giờ mới = Giờ cũ + 1 giờ

Phút mới = 60 phút – phút cũ.

Thêm chữ “kém” trước phút mới

– Nếu chuyển từ giờ kém sang giờ hơn:

Giờ mới = Giờ cũ – 1 giờ

Phút mới = 60 phút – phút cũ

– Nguyên tắc 2: Giờ sáng – Giờ tối

Một ngày có 24 giờ nhưng bề mặt đồng hồ chỉ có 12 số tương ứng với 12 giờ (chỉ liên quan tới giờ). 

Giờ sáng = Giờ kim chỉ thực tế

Giờ chiều = Giờ kim chỉ thực tế + 12 giờ.

Ví dụ:

– 1 giờ 20 phút còn gọi là …

– 8 giờ 30 phút còn gọi là …

– 5 giờ kém 15 phút còn gọi là …

Bài làm

a) 1 giờ 20 phút còn gọi là …

Có 2 trường hợp: 

Một là giờ ở đây là giờ sáng. Thì 1 giờ 20 phút vẫn giữ nguyên.

Hai là giờ ở đây là giờ chiều. Thì 1 giờ = 12 + 1 = 13 giờ, phút giữ nguyên.

1 giờ 20 phút còn gọi là 13 giờ 20 phút.

b) 8 giờ 30 phút còn gọi là …

Trường hợp 1: Giờ sáng – Giờ chiều.

– Nếu là giờ sáng: 8 giờ 20 phút vẫn giữ nguyên.

– Nếu là giờ chiều: 8 giờ 20 phút còn gọi là (8 + 12) giờ 20 phút, tức là 20 giờ 20 phút.

Trường hợp 2: Giờ rưỡi.

– 8 giờ 30 phút còn gọi là 8 giờ rưỡi.

– 8 giờ 30 phút còn gọi là 20 giờ rưỡi.

c) 5 giờ kém 15 phút còn gọi là …

Trường hợp 1: Giờ sáng – Giờ chiều.

– Nếu là giờ sáng: 5 giờ kém 15 phút giữ nguyên.

– Nếu là giờ chiều: 5 giờ kém 15 phút còn gọi là (5 + 12) giờ kém 15 phút, tức là 17 giờ kém 15 phút.

Trường hợp 2: Giờ hơn – Giờ kém.

– Nếu là giờ kém: 5 giờ kém 15 phút giữ nguyên.

– Nếu là giờ hơn: 5 giờ kém 15 phút = 5 giờ (60 phút – 15 phút)  = 5 giờ 45 phút.

4.Toán có lời văn.

Quy tắc:

– Bước 1: Gạch chân dưới những đại lượng chỉ thời gian trên đề bài.

– Bước 2: Dựa vào phần câu hỏi để thực hiện phép tính cộng, trừ hợp lý.

Ví dụ: Một trạm bơm nước phải bơm trong 3 giờ. Nếu bắt đầu bơm từ lúc 5 giờ thì mấy giờ mới bơm xong?

Bài làm.

Thời gian bơm nước xong là:

5 giờ + 3 giờ = 8 (giờ)

Đáp số: 8 giờ.

Vậy là phần kiến thức “Hướng dẫn xem đồng hồ và hướng dẫn giải các bài toán liên quan” đã kết thúc. Hy vọng với sự giảng giải kĩ càng, tỉ mỉ của cô Cao Thị Dung, các em học sinh đã nắm được những phần kiến thức cần thiết để chủ động làm được những bài tập nhé! Cùng đón xem phần bài giảng kế tiếp tại blog Học tốt vào tuần kế tiếp.

Xem thêm:

Xem đồng hồ và cách giải những bài toán liên quan (phần 1)

Phép cộng có nhớ và không nhớ – Những quy luật và cách giải những bài toán liên quan (phần 1)

Tìm hiểu về đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và cách viết đơn xin vào đội