Con không nghe lời là một trong những khó khăn lớn nhất của việc nuôi dạy con. Cha mẹ có đang đau đầu vì con thường xuyên không hợp tác, phớt lờ sự phân công của cha mẹ hoặc tự ý làm theo ý muốn của mình không? Nếu có, cha mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết được phương pháp điều trị chứng không nghe lời ở con là gì nhé!
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng để trở thành cha mẹ tốt, bạn cần giao tiếp, chia sẻ với con nhiều hơn. Khi con càng lớn, con càng có nhiều bí mật muốn che giấu cha mẹ. Do đó, việc trò chuyện không chỉ giúp con cởi mở, tự tin hơn mà còn giúp thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ áp dụng cho những đứa trẻ thích chia sẻ, còn đối với những con trầm tính, hơi nhút nhát thì sao? Bạn cần đến 3 phương pháp thần kì dưới đây:
Phương pháp 1: Hãy bình tĩnh và học cách chờ đợi
Có rất nhiều phụ huynh vì nóng giận mà không kiểm soát được hành vi của mình đã buông ra những câu nói làm tổn thương lòng tự tôn của con. Đây là việc làm cực kì nguy hiểm vì nó không những không làm con tốt lên mà còn khiến con thêm tự ti, chai lì và ương bướng.
Vậy nên, phương pháp hiệu quả nhất cho trường hợp này là cha mẹ hãy học cách bình tĩnh để suy nghĩ chậm lại. Cha mẹ có thể dành ra 1 phút, 2 phút, 5 phút, thậm chí là 1 vài giờ để suy nghĩ về những chủ đề giao tiếp giúp con cảm thấy thoải mái hơn.
Khi thấy con ương bướng, cha mẹ có thể yêu cầu con vào phòng để nói chuyện. Tuy nhiên, việc làm này chỉ diễn ra khi cha mẹ thật sự bình tĩnh.
Tuy con còn nhỏ nhưng con vẫn cần được tôn trọng và lắng nghe. Bởi vậy, để con nghe lời hơn thì cha mẹ cần phải nhẹ nhàng, bình tĩnh hơn.
Phương pháp 2: Không can thiệp vào mọi chuyện của con
Nói là như vậy nhưng để làm được điều này thì không hề đơn giản. Bởi lẽ, cha mẹ nào cũng thích định hướng, “sửa chữa” và giải quyết mọi thứ thay con.
Hàng ngày, cha mẹ phải nghe ty tỷ những vấn đề mà con gặp phải. Và dĩ nhiên, cha mẹ luôn muốn đưa ra những chiến thuật nhanh nhất, hiệu quả nhất để thay con giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên, cha mẹ đâu biết rằng việc làm này chỉ khiến con sống thiếu trách nhiệm, ỉ lại, phụ thuộc vào người khác. Điều con cần không phải phương án giải quyết mà chính là sự thấu hiểu, sẻ chia, cảm thông của cha mẹ.
Lấy một ví dụ thực tế để cha mẹ hiểu. Vào một ngày đẹp trời, con khóc lóc kể với mẹ rằng những đứa trẻ hàng xóm không chơi với con. Thấy vậy, mẹ liền ra tay ứng cứu khuyên con không nên chơi với đám bạn đó nữa. Tuy nhiên, chỉ khoảng vài giờ sau, mọi chuyện lại đâu đóng đấy, con và đám bạn hàng xóm lại vui vẻ với nhau như chưa hề có chuyện xảy ra.
Thế mới biết, điều con cần không phải là phương án của cha mẹ mà chỉ cần cha mẹ ở bên lắng nghe tâm sự của chúng. Nếu cha mẹ làm được điều này, tôi tin chắc con
Phương pháp 3: Tiếp nhận những mong muốn, yêu cầu của con
Thay vì một mạch từ chối, cấm cản con, cha mẹ hãy nói: “Mẹ biết con thích…. nhưng…..” để cảnh báo trước cho con hậu quả xấu.
Tại sao cha mẹ nên tiếp nhận mong muốn của con? Bởi vì nó sẽ khiến con cảm nhận được sự thấu hiểu của cha mẹ. Khi chạm đúng vào tâm lý của con thì sự phản kháng của con sẽ dịu xuống và điều đó sẽ giúp con nghe lời hơn.
Nếu không tin, cha mẹ hãy thử đặt địa vị mình vào hoàn cảnh đó mà xem. Nếu cha mẹ muốn làm một điều gì đó mà bị phủ đầu ngay lập tức bằng câu trả lời là “Không” thì hỏi xem cha mẹ có bực tức hay không? Vậy nên, việc tiếp nhận ý kiến của con sẽ là một phương án hiệu quả để khiến con dễ hợp tác và thỏa hiệp hơn.
Hi vọng, với 3 phương pháp thần kì trên, cha mẹ có thể trị chứng không nghe lời ở con. Nói tóm lại chìa khóa để tháo gỡ vấn đề này vẫn là học cách đồng cảm, sẻ chia và ở bên con nhiều hơn đấy cha mẹ ạ!
Hiện tại HOCMAI đang triển khai Chương trình Học Tốt dành cho cấp Tiểu học lớp 3, lớp 4, lớp 5. Trải nghiệm chương trình, cha mẹ không chỉ giúp con học tốt hơn mà còn có cơ hội ở bên để thấu hiểu con nhiều hơn.