Tổng hợp công thức Toán 8 Đa thức nhiều biến, sách Kết nối tri thức đầy đủ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm môn Toán 8
Công thức nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, chia đa thức cho đơn thức
1. Công thức
Cho A, B, C, D là các đơn thức. Khi đó ta có:
a) Nhân đơn thức với đa thức
A . (B + C + D) = A . B + A . C + A . D.
→ Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích lại với nhau.
b) Nhân đa thức với đa thức
(A + B) . (C + D) = A . (C + D) + B . (C + D) = A . C + A . D + B . C + B . D.
→ Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.
Chú ý
• Phép nhân đa thức cũng có các tính chất tương tự phép nhân các số như:
– Giao hoán: A . B = B . A;
– Kết hợp: (A . B) . C = A . (B . C);
– Phân phối đối với phép cộng: A . (B + C) = A . B + A . C.
• Nếu A, B, C là những đa thức tùy ý thì A . B . C = (A . B) . C = A . (B . C).
c) Chia đa thức cho đơn thức
(A + B + C) : D = A : D + B : D + C : D (trong trường hợp chia hết).
→ Muốn chia đa thức A cho đơn thức B ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Thực hiện phép tính:
a) (3x – 1) . (x + 7).
b) –2x . (8x – 3).
Hướng dẫn giải:
a) (3x – 1) . (x + 7) = 3x . (x + 7) + (–1) . (x + 7) = 3x2 + 21x – x – 7 = 3x2 + 20x – 7.
b) –2x . (8x – 3) = (–2x) . 8x + (–2x) . (–3) = –16x2 + 6x.
Ví dụ 2. Thực hiện phép tính:
a) (6x3 + 12x2 – 38x) : (2x).
b) (x2y + 5x3y2 – 2xyz) : xy.
Hướng dẫn giải:
a) (6x3 + 12x2 – 38x) : (2x) = 6x3 : 2x + 12x2 : 2x – 38x : 2x = 3x2 + 6x – 19.
b) (x2y + 5x3y2 – 2xyz) : xy = x2y : xy + 5x3y2 : xy – 2xyz : xy = x + 5x2y – 2z.
Công thức Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ
1. Công thức 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
a) Bình phương của một tổng:
(A + B)2 = A2 + 2AB + B2.
b) Bình phương của một hiệu:
(A – B)2 = A2 – 2AB + B2.
c) Hiệu hai bình phương:
A2 – B2 = (A – B) . (A + B).
d) Lập phương của một tổng:
(A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3.
e) Lập phương của một hiệu:
(A – B)3 = A3 – 3A2B + 3AB2 – B3.
f) Tổng hai lập phương:
A3 + B3 = (A + B) . (A2 – AB + B2).
g) Hiệu hai lập phương:
A3 – B3 = (A – B) . (A2 + AB + B2).
Chú ý: Các hằng đẳng thức mở rộng:
(A + B + C)2 = A2 + B2 + C2 + 2AB + 2BC + 2AC.
(A – B + C)2 = A2 + B2 + C2 – 2AB – 2BC + 2AC.
(A – B – C)2 = A2 + B2 + C2 – 2AB + 2BC – 2AC.
(A + B – C) 2 = A2 + B2 + C2 + 2 . (AB – AC – BC).
(A + B + C)3 = A3 + B3 + C3 + 3 . (A + B) . (A + C) . (B + C).
A4 + B4 = (A + B) . (A3 – A2B + AB2 – B3).
A4 – B4 = (A – B) . (A3 + A2B + AB2 + B3).
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Khai triển các biểu thức sau:
a) (3x – 1)2.
b) (x + 6)2.
c) (2 – x)3.
d) (2x + 3y)3.
e) (x + 2y – 1)2.
f) (2 + x + y)3.
Hướng dẫn giải:
a) (3x – 1)2 = (3x)2 – 2 . 3x . 1 + 12 = 9x2 – 6x + 1.
b) (x + 6)2 = x2 + 2 . x . 6 + 62 = x2 + 12x + 36.
c) (2 – x)3 = 23 – 3 . 22 . x + 3 . 2 . x2 – x3 = 8 – 12x + 6x2 – x3.
d) (2x + 3y)3 = (2x)3 + 3 . (2x)2 . 3y + 3 . 2x . (3y)2 + (3y)3 = 8x3 + 36x2y + 54xy2 + 27y3.
e) (x + 2y – 1)2 = x2 + (2y)2 + 12 + 2 . (2xy – x – 2y) = x2 + 4y2 + 1 + 4xy – 2x – 4y.
f) (2 + x + y)3 = 23 + x3 + y3 + 3 . (2 + x) . (x + y) . (2 + y)
= 8 + x3 + y3 + (6 + 3x)(x + y) (2 + y).
= 8 + x3 + y3 + (6x + 6y + 3x2 + 3xy)(2 + y)
= 8 + x3 + y3 + (12x + 6xy + 12y + 6y2 + 6x2 + 3x2y + 6xy + 3xy2)
= 8 + x3 + y3 + 12x + 12xy + 12y + 6y2 + 6x2 + 3x2y + 3xy2.
Ví dụ 2. Viết các biểu thức sau dưới dạng tích:
a) 4 – 4x + x2.
b) 9x2 + 12x + 4.
c) 8 – 27x3.
d) x3 + 64y3.
e) y4 – 16.
Hướng dẫn giải:
a) 4 – 4x + x2 = 22 – 2 . 2 . x + x2 = (2 – x)2.
b) 9x2 + 12x + 4 = (3x)2 + 2 . 3x . 2 + 22 = (3x + 2)2.
c) 8 – 27x3 = 23 – (3x)3 = (2 – 3x) . [22 + 2 . 3x + (3x)2] = (2 – 3x) . (4 + 6x + 9x2).
d) x3 + 64y3 = x3 + (4y)3 = (x + 4y) . [x2 – x . 4y + (4y)2] = (x + 4y) . (x2 – 4xy + 16y2).
e) y4 – 16 = y4 – 24 = (y – 2) . (y3 + y2 . 2 + y . 22 + 23) = (y – 2) . (y3 + 2y2 + 4y + 8).
Trên đây là tất cả các thông tin về nội dung công thức Toán 8 Đa thức nhiều biến. Hy vọng sẽ giúp các em học sinh lớp 8 nắm kiến thức, đạt kết quả tốt nhất trong học tập.