Tổng hợp các đơn vị đo lường thường gặp nhất ở tiểu học – Toán lớp 5

0
194526

Đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian là các đại lượng đo lường cơ bản và quan trọng khi chỉ ở môn Toán mà cả trong đời sống hằng ngày. Bài giảng dưới đây, cô Nguyễn Thị Mai Quỳnh – giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ giúp học sinh ôn tập lại phần kiến thức gặp ở các lớp 3, 4 và 5.

Đổi đơn vị đo lường là một kỹ năng làm toán rất quan trọng và thường gặp. Nhưng đây cũng dạng bài tập dễ sai nhất của học sinh vì ghi sai đơn vị, đổi nhầm các đại lượng đo với nhau. Để tránh các lỗi sai không đáng có như vậy, học sinh hãy ôn tập ngay chuyên đề Tổng hợp các đơn vị đo lường thường gặp nhất ở tiểu học để đổi đơn vị chính xác nhé!

Ôn tập về đơn vị đo độ dài

BẢNG QUY ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

km
(ki – lô – met)
hm
(hét – tô – mét)
dam
(đề – ca – mét)
m
(mét)
dm
(đề – xi – mét)
cm
(xăng – ti – mét)

mm
(mi – li – mét)

1km 10hm 100dam 1000m 10000dm 100000cm

1000000mm

Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, ta nhân số đó với 10 (Ví dụ: 1km = 10 hm = 100 dam).

Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó cho 10 (Ví dụ: 20cm = 2 dm).

Cách sử dụng sơ đồ trong đổi đơn vị đo để tránh sai sót: Để tránh tình trạng học sinh bị rối, nhầm lẫn khi quy đổi các đại lượng độ dài, cô Mai Quỳnh đã hướng dẫn vẽ sơ đồ quy đổi như sau: 

Cách quy đổi các đại lượng độ dài

Mỗi đơn vị đo liền kề gấp hoặc kém nhau 10 lần.
VD1: Đổi từ 1km sang m, ta thấy phải nhân số đo đó với ba lần số 10 (10 x 10 x 10 = 1000), vậy 1 km = 1 x 1000 = 1000m.
VD2: Đổi từ 200 cm sang m, ta thấy phải chia 200 với hai lần số 10 (10 x 10 = 100), vậy 200cm = 200 : 100 = 2m.

Xem thêm: 1 inch bằng bao nhiêu cm? Mẹo quy đổi cực chuẩn

Ôn tập về đơn vị đo khối lượng (yến – tạ – tấn)

Để đo khối lượng các hãng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki – lô – gam, người ta còn dùng những đơn vị: yến, tạ, tấn.

Lớn hơn ki – lô – gam ki – lô – gam

Bé hơn ki – lô – gam

tấn tạ yến kg hg dag

g

1 tấn
= 10 tạ
= 1000kg

1 tạ
= 10 yến
= 100kg

1 yến
= 10 tạ
= 10kg

10 hg
= 1 kg

100 da
= 1kg

1000g
= 1kg

Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, ta nhân số đó với 10 (Ví dụ: 1 tấn = 10 tạ).

Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó cho 10 (Ví dụ: 10g = 1 dag).

Chi tiết về đơn vị đo khối lượng: Bảng đơn vị đo khối lượng

Ôn tập về đơn vị đo thời gian

Giây

1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
1 giờ = 60 phút = 3600 giây. 

  • Thực hiện đổi đơn vị: 

a giờ = a x 60 (phút) = a x 3600 (giây)
a phút = a : 60 (giờ)
a giây = a : 60 (phút)

Thế kỷ

1 thế kỷ = 100 năm
Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ thứ I
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ thứ II
Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỷ thứ III

Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỷ thứ XX
Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỷ thứ XI

Tổng hợp các đơn vị đo thời gian

  • Giây => Phút => Giờ => Ngày => Tuần => Tháng => Năm => Thập kỷ => Thế kỷ => Thiên niên kỷ.

1 thiên niên kỷ = 1000 năm.
1 thế kỷ = 100 năm.
1 thập kỷ = 10 năm.
1 năm = 12 tháng =  365 ngày/ 366 ngày (năm nhuận).
1 tháng = 30 ngày hoặc 31 ngày (Trừ tháng 2).
1 tuần = 7 ngày.

  • Lưu ý:

Cứ 4 năm sẽ có một năm nhuận, tháng 2 năm đó có 29 ngày, năm không nhuận tháng 2 có 28 ngày. Các tháng khác trong năm có 30 hoặc 31 ngày.

+ Để xác định tháng có 30 hay 31 ngày, ngoài học thuộc ta có thể áp dụng quy tắc nắm tay như sau: Nắm bàn tay lại, bắt đầu đếm từ vị trí khớp nhô của ngón tay trỏ, lần lượt các tháng 1 đến 7, đếm đến hết ta quay lại từ vị trí đầu đếm tiếp đến số 12. Vị trí các số (tháng) ở khớp cao là tháng đủ (31 ngày), vị trí các số (tháng) ở phần lõm của khe các ngón tay là tháng thiếu (30 ngày trừ tháng 2).

Mẹo nhận biết các tháng có 30 hay 31 ngày trong năm.

Ta có: Tháng 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12 (màu xanh lá) là các tháng có 31 ngày. Tháng 4; 6; 9; 11 (màu xanh lam) là các tháng có 30 ngày. Tháng 2 (màu đỏ) có 28 hoặc 29 ngày (năm nhuận).

Như vậy, ở bài giảng trên cô Nguyễn Thị Mai Quỳnh đã giúp học sinh tổng hợp lại các kiến thức cần nhớ liên quan đến các đơn vị đo lường phổ biến ở bậc tiểu học như: đo độ dài, đo khối lượng, đo thời gian. Luyện tập tốt theo sự hướng dẫn trên của giáo viên, học sinh sẽ không bị lúng túng hay bị sai số khi quy đổi đơn vị.

Ngoài các đơn vị đo lường, chương trình Toán lớp 5 còn có nhiều kiến thức quan trọng khác học sinh cần nắm vững như: phân số, số thập phân, tỉ số phần trăm, hình học… Để giúp con bứt phá điểm cao trong năm học cuối cấp này, phụ huynh nên đăng ký cho tham gia chương trình Học tốt 2022-2023 dành cho học sinh tiểu học từ lớp 2 – 5.

Ở khóa học này, học sinh sẽ được tham gia 5 hoạt động chính bao gồm:

  • Học: Nắm bắt kiến thức, phương pháp và kỹ năng.
  • Hỏi: Giúp con hiểu rõ, hiểu bản chất kiến thức, phương pháp kỹ năng.
  • Ôn: Giúp con củng cố kiến thức trọng tâm theo chuyên đề.
  • Luyện: Vận dụng thành thạo kiến thức để giải quyết mọi dạng bài từ dễ đến khó.
  • Kiểm tra: Đánh giá mức độ thành thạo kiến thức, kỹ năng của con.

Đăng ký cho con học trực tuyến khóa học này, cha mẹ sẽ giúp con phát triển năng lực tư duy thông qua lộ trình bài bản, rõ ràng, xuyên suốt cả năm học với 4 bước học tập hiệu quả: Trang bị kiến thức, Luyện tập cơ bản, Luyện tập thành thạo, Kiểm tra đánh giá.

Học sinh được tư vấn học tập và giải đáp các thắc mắc liên quan đến bài giảng theo khung giờ với dịch vụ hỗ trợ 24/7. Mặc dù bận rộn với công việc hay không đủ kiến thức để dạy con nhưng các bậc phụ huynh vẫn có thể theo sát việc học của con thông qua học bạ điện tử, email thông báo.