2 lưu ý từ thầy Hùng khi làm văn nghị luận xã hội trong đề Ngữ văn vào 10

0
10122

Thầy Nguyễn Phi Hùng – giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ cho học sinh một số lưu ý để đạt điểm tối đa câu nghị luận xã hội trong bài thi Ngữ văn vào lớp 10

Học sinh tham khảo video chi tiết tại đây: 

Nghị luận xã hội cần đúng và chặt chẽ

Để có thể viết được một bài văn nghị luận xã hội đúng và chặt chẽ, trước hết học sinh cần xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Sau đó, đưa ra hệ thống các ý hay luận điểm, luận cứ để lập luận một cách logic.

Thầy Hùng lưu ý, để không bị lạc đề và xác định đúng hướng của bài làm, học sinh cần đọc và phân tích thật kĩ đề bài. Tức là phải hiểu rõ ý nghĩa của từng từ, từng câu và cả cách ngắt câu, dùng dấu câu trong đề bài.

Nghị luận xã hội gồm có hai dạng: nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng xã hội. Khi đã xác định được đúng yêu cầu của đề bài, học sinh sử dụng kiến thức, thông tin và cả kinh nghiệm thực tế để chứng tỏ lí lẽ của mình. Khi đưa dẫn chứng, học sinh cần chọn các dẫn chứng đắt giá, có liên quan, tránh lan man, dài dòng, đi quá xa vấn đề.

Ví dụ: nghị luận về một tư tưởng đạo lí: giải thích, nêu quan điểm đồng tình hay không đồng tình và đưa ra lí lẽ, lập luận để chứng minh.

Thầy Hùng hướng dẫn viết bài văn nghị luận xã hội

Lập dàn ý trước khi làm bài

Bước lập dàn ý là bước vô cùng quan trọng nhưng rất nhiều học sinh lại bỏ quên. Gạch ra dàn ý hỗ trợ học sinh hiệu quả trong việc sắp xếp thứ tự các ý, tránh lộn xộn, bỏ sót ý gây mất điểm đáng tiếc.

Dàn ý không cần quá dài dòng, nhưng phải ghi chú được các ý tưởng của học sinh, các phần của bài văn: mở bài, thân bài, kết bài:

a, Mở bài:

– Dẫn dắt vấn đề, giá trị khái quát nội dung cần nghị luận và trích dẫn đề .

Nếu đề bài là mẫu truyện ngắn chưa đưa ra vấn đề để trích dẫn thì phải giải mã đề và nêu vấn đề nghị luận.

b, Thân bài:

– Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.

– Biểu hiện: ví dụ: trong gia đình, nhà trường, xã hội

– Vận dụng lí lẽ để kết luận vấn đề: Trong cuộc sống vấn đề ấy quan trọng như thế nào, đúng hay sai, tại sao lại như vậy.

  • (Khẳng định đó là bài học chân lí từ lâu đời, là truyền thống, kinh nghiệm..)
  • (Nêu dẫn chứng minh hoạ cho vấn đề từ trong thực tế, trong văn học, xã hội, gia đình, nhà trường.)
  • Nếu vấn đề nghị luận vừa có yếu tố đúng vừa có yếu tố sai thì cần nêu mặt hạn chế của đề ở điểm nào. Dẫn chứng.

– Phân tích nguyên nhân của vấn đề

– Phê phán hành vi sai trái về vấn đề ấy trong gia đình, nhà trường và xã hội.

– Ý nghĩa và hành động đúng

  • Vấn đề nghị luận là lời khuyên, lời phê phán, cảnh tỉnh.. lời ca ngợi, bài học đạo lí.
  • Muốn thực hiện được, ta phải làm gì? Đưa ra giải pháp

– . Mở rộng vấn đề ( nếu có)

c, Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề nghị luận

– Liên hệ bản thân

Đối với những học sinh lớp 8 cũng cần có kế hoạch học tập và lộ trình phù hợp để chuẩn bị cho năm học cuối cấp. Nắm chắc kiến thức cơ bản càng sớm, học sinh sẽ càng có thêm nhiều thời gian để ôn luyện các dạng bài trong đề thi vào lớp 10.

Học sinh cùng tham khảo ngay Chương trình Học Tốt 2019-2020 của HOCMAI để ôn chắc kiến thức – chuẩn bị sớm năm học mới nhé!

>>>Đăng kí khóa học ngay tại đây: http://bit.ly/làm_tốt_nghị_luận_xã_hội

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh – học sinh hãy liên hệ ngay Hotline 0936 5858 12 để được tư vấn cụ thể.