4 dạng toán phương trình thường gặp trong đề thi HKII Toán 8

0
14308

Theo chia sẻ của cô Bùi Thanh Bình – giáo viên bộ môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, có 4 dạng toán phương trình học sinh cần chú trọng khi ôn tập học kỳ II. Đây đều là những dạng bài cơ bản nhưng học sinh lại rất dễ mắc sai sót trong quá trình làm bài.

Phụ huynh, học sinh có thể xem chi tiết 4 dạng Toán phương trình thường gặp trong đề thi học kỳ II lớp 8 qua video bài giảng dưới đây!

Dạng 1: Phương trình a.x + b = 0

Cô Bùi Thanh Bình – Giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.

Mở đầu cho chuỗi bài toán phương trình học sinh lớp 8 cần chú trọng ôn tập chính là dạng phương trình a.x + b = 0. Tất nhiên trong đề thi hết học kỳ, đề bài sẽ xuất hiện dạng thức phức tạp hơn, học sinh cần thực hiện thao tác biến đổi để đưa về dạng a.x + b = 0. Thông thường các quy tắc phá ngoặc và chuyển vế đổi dấu sẽ được áp dụng để xử lý dạng bài này.

Dạng 2: Phương trình tích

Bài toán phương trình tích đơn giản nhất mà tất cả học sinh đều có cơ hội “ăn điểm” là dạng A(x).B(x) = 0. Tuy nhiên học sinh có thể sẽ gặp những đề bài chưa có dạng thức này nên bước đầu tiên là tìm nhân tử chung, sau đó đưa về dạng phương trình tích. Chú ý khi đổi dấu 2 thừa số thì tích không đổi.

Dạng 3: Phương trình chứa ẩn ở mẫu

Học sinh rất dễ sai sót khi làm bài phương trình chứa ẩn ở mẫu

Đây là một trong bốn dạng phương trình đặc biệt dễ gặp ở đề thi học kỳ II môn Toán 8. Để giải bài toán phương trình chứa ẩn ở mẫu, học sinh cần thực hiện đầy đủ 4 bước sau:

– Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.

– Bước 2: Quy đồng mẫu 2 vế và khử mẫu.

– Bước 3: Giải phương trình vừa tìm được.

– Bước 4: Đối chiếu ẩn tìm được với điều kiện xác định.

Trong trường hợp phương trình chứa ẩn ở mẫu phức tạp, không nhìn thấy ngay mẫu số chung, học sinh cần thực hiện thêm một thao tác là phân tích mẫu số về dạng đơn giản nhất. Sau đó mới tiến hành quy đồng về mẫu số chung để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc.

Dạng 4: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

Phương trình này là phần kiến thức khó và sẽ tiếp tục có mặt trong chương trình Toán lớp 9. Bởi vậy việc học tốt dạng bài này không chỉ giúp học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi học kỳ II mà còn là nền tảng vững chắc cho năm học tiếp theo. Có hai dạng phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối học sinh cần lưu ý là:

– Phương trình dạng: /A(x)/ = B(x)

– Phương trình dạng: /A(x)/ = /B(x)/

Một số lưu ý khi giải bài toán phương trình

chương trình Toán lớp 8 học kỳ II, bài toán phương trình là phần kiến thức trọng tâm nên sẽ quyết định rất lớn đến điểm số của cả bài thi. Muốn giành được điểm trọn vẹn khi làm bài phương trình, học sinh cần chú ý phần tìm điều kiện, đối chiếu điều kiện (nếu có) để xem nghiệm thỏa mãn hay không thỏa mãn và kết luận tập nghiệm. Hãy tính toán thật cẩn thận, chính xác và trình bày thật rõ ràng, khoa học, dễ hiểu để tạo thiện cảm với thầy cô chấm thi.

Bên cạnh dạng bài phương trình, học sinh lớp 8 cần phân bổ thời gian ôn tập các dạng bài bất phương trình, giải bài toán bằng cách lập phương trình và các bài toán về hình học (chú ý phần tam giác đồng dạng). Ôn tập lại kiến thức cần nhớ và luyện càng nhiều bài tập, học sinh sẽ càng nắm chắc phương pháp làm bài và hình thành tư duy giải bài nhanh để có thể tự tin bước vào kỳ thi học kỳ II sắp tới.

Đặc biệt, đối với các bạn học sinh lớp 9 cần chuẩn bị sớm kiến thức cho năm học mới để có lộ trình ôn thi vào 10 hiệu quả, đạt được kết quả cao. Phụ huynh, học sinh có thể tham khảo Chương trình Học giỏi 2020-2021 của HOCMAI. Chương trình gồm 2 khóa Trang bị kiến thức và Ôn luyện cùng với lộ trình học 4 bước cho môn Toán và Ngữ văn sẽ trang bị đầy đủ kiến thức nền tảng, kỹ năng làm bài kiểm tra, bài thi cho học sinh để học sinh nắm chắc kiến thức, kỹ năng, sẵn sàng bứt phá điểm số mọi bài kiểm tra, bài thi quan trọng.

>>> Đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại: https://bit.ly/BÍ-KÍP-CHINH-PHỤC-9-10

Mọi thông tin thắc mắc về chương trình vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được giải đáp chi tiết.