5 MẸO “XỬ LÝ” HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI NHỮNG TRẺ KHÔNG VÂNG LỜI

0
1667
Trẻ không vâng lời
Trẻ không vâng lời

Đã bao giờ cha mẹ cảm thấy bực bội hoặc thậm chí là xấu hổ khi con có những hành động chống đối, không vâng lời ngay cả khi có người ngoài.
Đây là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ nhất là trẻ Tiểu học. Sự chống đối thể hiện trong cách cư xử như cãi lại, không vâng lời cha mẹ, thầy cô hay người lớn.

Đôi khi trẻ còn thể hiện ở việc tranh luận, không làm theo những gì mà cha mẹ yêu cầu (hoặc làm rất chậm và tỏ ra chán nản).

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những hành động chống đối đó của con?

Đôi khi, sự chống đối, không vâng lời của trẻ đến từ việc con đang tập trung vào một hoạt động nào đó, sự cắt ngang của cha mẹ làm con cảm thấy bực bội và khó chịu. 

Dưới đây là một số mẹo giúp cha mẹ có thể kiểm soát những hành động chống đối, không vâng lời của con:

  1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi của trẻ

Hãy cố gắng theo dõi và tìm ra nguyên nhân khiến trẻ thể hiện sự chống đối. Nếu để ý kỹ cha mẹ sẽ thấy rằng: Có những điều con không thích hoặc nhất định không muốn làm.

Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng cha mẹ đã đủ rõ ràng về các quy tắc, công việc trong nhà và chúng phù hợp với lứa tuổi để trẻ có thể tuân theo. Ví dụ đối với trẻ tiểu học cha mẹ không thể bắt con làm những công việc nặng nhọc nằm ngoài khả năng của trẻ. Khi đó hành động chống đối của con là hoàn toàn có cơ sở.

Khi hiểu rõ được những nguyên nhân, cha mẹ có thể đưa ra được những giải pháp điều chỉnh các tình huống để kiểm soát được những hành động đó của con.

  1. Đối xử với con như cách cha mẹ muốn được đối xử

Cũng giống như người lớn, một đứa trẻ ngoan cũng cần có thời gian được nghỉ ngơi. Sẽ có lúc con cảm thấy mệt mỏi hoặc quá tải. Nếu là những việc con buộc phải làm hãy nói với con một cách yêu thương và từ tốn thì trẻ sẽ nghe lời hơn là những lời nói ép buộc như ra lệnh.

  1.   Tận dụng những kỹ năng của trẻ

Lợi thế hơn so với những phụ huynh có con nhỏ là cha mẹ tiểu học có thể lắng nghe và hiểu những lời con nói. Trẻ tiểu học có thể tự giải thích thích về những hành động của mình. Hãy lắng nghe và bình tĩnh thảo luận với trẻ về những gì con muốn, sau đó là đưa ra giải pháp hiệu quả cho cả hai.

  1. Thiết lập các quy tắc tuyệt đối.

Phải cho trẻ biết chính xác những gì mình phải hoặc không được làm. Ví dụ, nếu nói chuyện với người lớn một cách thiếu tôn trọng là điều hoàn toàn không được phép, cho trẻ thấy được hậu quả nếu như trẻ cư xử như vậy và tuyệt đối không được phép có lần thứ hai.

  1. Hãy thỏa hiệp khi cha mẹ có thể

Khi con gái khăng khăng đòi mặc một chiếc váy mùa hè xinh đẹp vào một ngày đông lạnh giá. Thay vì tham gia vào cuộc chiến giữa hai mẹ con, hãy thỏa thuận với con rằng nếu con muốn mặc chiếc váy này thì phải mặc thêm với quần tất bên trong và khoác áo ấm bên ngoài. Đây là cách tốt nhất để con từ bỏ ý định của mình hoặc có thể là giải pháp toàn diện cho cả hai mẹ con.

6. Kết luận

Nếu trẻ thường xuyên có những hành động chống đối, không vâng lời hoàn toàn không chỉ xuất phát từ phía con, rất có thể là do phương pháp giáo dục của cha mẹ chưa đúng hoặc không phù hợp với con.

Hi vọng với 6 giải pháp nêu có thể giúp ích cho cha mẹ trong việc thấu hiểu và giáo dục con mình tốt hơn. Theo dõi trang blog của Hocmai để được cập nhật và chia sẻ những phương pháp giáo dục hiệu quả dành cho trẻ Tiểu học.
Chúc cha mẹ thành công!

Bài viết của Hocmai được tham khảo tại đây.