6 dạng bài tập hay gặp trong đề thi cuối kì II môn Toán 4

0
18940

Đây là những bài về phân số, tính giá trị biểu thức, tìm hai số khi biết tổng hiệu và tỉ số, quy đổi đại lượng, chọn đáp án đúng.

 

Các học sinh lớp 4 đang chuẩn bị bước vào kì thi cuối học kì 2. Mặc dù chương trình học vẫn chưa kết thúc nhưng các em cũng nên bắt đầu bước vào giai đoạn ôn tập để củng cố lại kiến thức đã học từ trước. Đồng thời,  chuẩn bị tốt cho kì thi cuối năm quan trọng này.

Dưới đây, chính là những dạng bài toán trong đề cương ôn tập có thể hỗ trợ cho các em học sinh thực hành lại những chủ đề trong chương trình học với kiểu bài thường thấy trong đề thi.

1.Dạng bài “ Phép tính với phân số”

(Phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia chính là 4 phép tính chính trong phân số)

Được chia làm 5 kiểu bài chính là phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia và phép tính với hỗn số. Để vượt qua những câu hỏi liên quan tới phép tính phân số, các học sinh cần nắm vững kiến thức liên quan tới cả bốn dạng phép tính.

(*) Lưu ý:

-Phương pháp tính toán khác nhau giữa Phân số cùng mẫu số và phân số khác mẫu số đối với phép cộng và phép trừ.

-Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp đối với phép cộng và phép nhân.

-Tính chất nhân một tổng với một số.

Các phép tính với hỗn số: Nên đổi hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính như dạng dạng phân số thông thường.

2.Dạng bài “Tìm X”

(Tìm x thông thường vẫn sử dụng trong 4 phép tính cơ bản của phân số)

Với dạng bài này, thường sử dụng trong một phép tính phân số. Học sinh có thể vận dụng giống như tìm x giống như tính toán với số tự nhiên. Quy tắc chung là, đưa x về một bên dấu bằng và chuyển tất cả các số sang bên còn lại.

Quy tắc cần nhớ: “Chuyển vế đổi dấu”.

3.Dạng bài ”Tính giá trị biểu thức”

(Bài toán tính Giá trị biểu thức dưới dạng phân số)

Chia thành 2 dạng chính:

-Số tự nhiên.

-Phân số

Mỗi một câu đố thường có từ 2 đến 3 số (phân số), sử dụng linh hoạt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia để thử khả năng tư duy logic của học sinh. Đôi lúc, trong phép tính sẽ sử dụng thêm dấu ngoặc () nên các em chú ý thứ tự thực hiện phép tính cho chính xác.

Tính toán đúng thứ tự: Từ Trái sang Phải và Nhân Chia trước – Cộng Trừ sau.

4.Dạng bài “Tìm hai số khi biết Tổng – Hiệu – Tỉ số”

(Toán đố là dạng bài tính diện tích, tính tuổi, diện tích, quãng đường,…)

Là dạng bài “Toán Đố” thường ẩn dưới dạng bài toán tính ngược, bài toán tính tuổi, tính diện tích, quãng đường,… Các học sinh chỉ cần nắm vững bản chất vấn đề là có thể làm được dạng toán này dễ dàng.

Với mỗi kiểu bài khác nhau cần vận dụng linh hoạt phương pháp tính khác nhau để phù hợp với yêu cầu của đề bài.

Cách làm:

-Tóm tắt.

-Vẽ sơ đồ thể hiện tổng, hiệu, tỉ số giữa hai số.

-Bài giải (Có Đáp số cuối bài)

5.Dạng bài “Quy đổi đại lượng”

(Bài tập Đổi đại lượng thời gian, khối lượng, khoảng cách)

Là dạng bài quy đổi các đại lượng từ nhỏ thành lớn hoặc từ lớn thành nhỏ mà giá trị không thay đổi.

Bao gồm các phần: Đo lường, diện tích, khối lượng, thời gian,…

-Khối lượng: Tấn > Tạ > Yến > Kilogam (Kg) > Héc-tô gam (Hg)> Đề-ca-gam (Dag)>Gam (g)

-Thời gian: Giờ > Phút > Giây; Năm > Tháng > Ngày;

– Ki-lô-mét vuông (Km2) > Mét vuông (m2) > Đề-xi-mét vuông (Dm2) > Cen-ti-mét vuông (Cm2) > Mi-li-mét vuông (Mm2)

6.Dạng bài “Hình học”.

Chương trình sách giáo khoa lớp 4 có phần hình học đơn giản để các em học sinh làm quen với dạng bài này. Nội dung bao gồm các kiến thức: Đoạn thẳng, đường thẳng, đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, hình thoi,…

Các yêu cầu trong đề thường không quá khó, và chỉ cần học sinh điền vào chỗ trống cho các câu hỏi có sẵn về diện tích, chu vi của hình. Hoặc đếm số đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song

Trên đây chính là 6 dạng bài  học sinh lớp 4 nên ôn luyện để chuẩn bị cho cuộc thi cuối học kì II môn Toán. Phụ huynh và học sinh có thể tham khảo thêm các kinh nghiệm học tập tại chuyên mục Góc Tiểu Học. Xin cảm ơn!

Xem thêm:
Cộng, trừ, nhân, chia các phân số bằng thơ – học sinh có biết?

Cẩm nang chinh phục bài tập về từ loại – Động từ