Phép cộng có nhớ và không nhớ – Những quy luật và cách giải những dạng bài liên quan! (Phần 2)

0
16012

Tiếp tục phần kiến thức từ tuần trước, bài giảng này cô Nguyễn Thị Huệ (HOCMAI) sẽ hướng dẫn cho các em học sinh về các dạng bài tập liên quan tới phép cộng có nhớ.

Phép cộng có nhớ và không nhớ – Những quy luật và cách giải những bài toán liên quan (phần 1)

3.Các bài tập liên quan tới phép cộng có nhớ.

 

  • Dạng 1: Thực hiện phép tính

 

Bài 1. Tình bằng cách thuận tiện.

Quy tắc:

– Trong cả phép tính chỉ sử dụng phép cộng (+) để cộng nhiều số hạng với nhau. 

– Theo nguyên tắc thông thường, sẽ cộng từ trái sang phải. Nhưng với dạng câu hỏi tính bằng cách thuận tiện thì sẽ có các tính sau:Nhóm các số hạng sao cho có kết quả là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn,…

Phụ huynh và các em học sinh tham khảo bài giảng chi tiết tại: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/72470/bai-02-phep-cong-co-nho.html

+/ Lưu ý:

Ưu tiên tạo thành các con số tròn trăm hơn tròn chục, tròn nghìn hơn tròn trăm, tròn chục nghìn hơn tròn nghìn,…

Ưu tiên ghép các số có cùng số các chữ số với nhau trước (Số có 2 chữ số tìm cách ghép với số có hai chữ số. Số có 3 chữ số sẽ ghép với số có 3 chữ số,…)

Ưu tiên ghép các số hạng tạo thành những số (100, 1000, 10000,…). Nếu không thể thì chỉ cần tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,…

+/ Trường hợp đặc biệt: Tính tổng có dãy số cách đều (Phép cộng có số hạng sau hơn số hạng trước một đơn vị nhất định) – Ví dụ b

Công thức tính:

Trong đó:

Số số hạng: Để xác định trong dãy số có bao nhiêu số hạng.

Khoảng cách: Số hạng sau hơn số hạng trước bao nhiêu đơn vị.

Ví dụ: 

a) 38 + 42 + 46 + 50 + 54 + 58 + 62 = (38 + 62) + (42 + 58) + (46 + 54) + 50

= 100 + 100 + 100 + 50

= 350

b) 1 + 2 + 3 + 4 + … + 99 + 100 – Số số hạng = (100 – 1) : 1 + 1 = 100

– Tổng = (100 + 1) x 100 : 2 = 5050

 

Bài 2. Lập số và tính nhanh

Quy tắc: 

– Bước 1: Sử dụng sơ đồ cây để lập số.

– Bước 2: Tính nhanh. Sử dụng quy tắc của bài 1.

Ví dụ: Từ ba chữ số 5, 2, 3 An lập tất cả các số có hai chữ số khác nhau và tính tổng các số vừa lập đó. Em hãy giúp An tính nhanh tổng đó.

– Bước 1: Lập số theo sơ đồ cây.

– Bước 2: Tính nhanh từ các số vừa mới lập.

Phép tính: 53 + 52 + 35 + 32 + 25 + 23 = (53 + 32) + (52 + 23) + (35 + 25)

                                                               = 85 + 75 + 60

                                                               = 160 + 60 

                                                               = 220 

 

  •  Dạng 2: So sánh hai tổng

Bài 1. Điền dấu (>, =, <) vào chỗ chấm

Quy tắc:

Trường hợp 1: Hai vế có số hạng giống nhau.

Khi đó, so sánh các số hạng còn lại với nhau và điền dấu thích hợp.

Trường hợp 2: Hai vế không có số hạng giống nhau.

– Bước 1: Tính tổng của hai vế.

– Bước 2: Dựa trên kết quả của hai vế để điền dấu thích hợp vào chỗ chấm

Ví dụ:

a) 1234 + 567 … 567 + 987  
b) 8945 + 332 … 4560 + 5350  

 

 

Bài 2. Không thực hiện phép tính hãy so sánh.

Quy tắc:

– Đặt vế trái và vế phải.

– Đặt phép tính thành dạng:

– So sánh hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị của hai vế với nhau (Theo thứ tự lần lượt từ hàng lớn tới hàng bé). 

Ví dụ:

1234 + 2341 + 3412 + 4123 và 1111 + 2222 + 3333 + 4444 – Vế trái = (1 + 2 + 3 + 4) nghìn; (2 + 3 + 4 + 1) trăm; (3 + 4 + 1 + 2) chục; (4 + 1 + 2 + 3) đơn vị 

– Vế phải = (1 + 2 + 3 + 4) nghìn; (1 + 2 + 3 + 4) trăm; (1 + 2 + 3 + 4) chục; (1 + 2 + 3 + 4) đơn vị 

So sánh: Hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị của hai vế đều bằng nhau nên hai vế bằng nhau.

 

  • Dạng 3: Tìm thành phần chưa biết của phép tính.

Bài 1. Tìm x

Quy tắc:

– Trường hợp 1: Dấu ở giữa hai vế là dấu “=”

Nếu vế phải là 1 phép tính thì tính kết quả phép tính trước.

Thực hiện tìm x theo công thức:

– Trường hợp 2: Dấu ở giữa hai vế là dấu “<” hoặc “>”

Xem xét các số hạng ở hai vế, xem có số hạng nào giống nhau không. 

Dựa theo điều kiện để tìm ra x theo dấu phù hợp. 

Ví dụ:

a) x – 2468 = 3323  
b) x + 2345 < 3 + 2345  

 

Phụ huynh và các em học sinh tham khảo bài giảng chi tiết tại: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/72470/bai-02-phep-cong-co-nho.html

Bài 2. Tìm thành phần chưa biết của phép tính.

Quy tắc: Thực hiện phép tính theo hàng (hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị,…)

– Với dấu (*) ở Tổng thì thực hiện phép tính cộng để tìm.

– Với dấu (*) ở Số hạng thì thực hiện phép tính trừ

Ví dụ:

   

 

  • Dạng 4: Mối quan hệ giữa các số trong phép cộng.

Quy tắc:

– Tổng = Số hạng + Số hạng + …

Nếu tăng một số hạng x đơn vị thì Tổng sẽ tăng lên số x đơn vị

Nếu giảm một số hạng y đơn vì thì Tổng sẽ giảm đi số y đơn vị.

Ví dụ: Tổng hai số là 189. Nếu tăng số hạng thứ nhất lên 56 đơn vị và giảm số hạng thứ hai đi 28 đơn vì thì tổng mới là?

Bài giải.

Sau khi tăng 56 đơn vị, số hạng thứ nhất + 56 đơn vị

Sau khi giảm 28 đơn vị, số hạng thứ hai – 28 đơn vị.

Tổng cũ = số hạng thứ nhất  + số hạng thứ hai = 189

Tổng mới = (Số hạng thứ nhất  + 56) + (Số hạng thứ hai – 28)

                = Tổng cũ + 56 – 28

                = 189 + 56 – 28

                = 217

                

Vậy là cô Nguyễn Thị Huệ (Hocmai Tiểu học) đã hướng dẫn cho tất cả các em học sinh về những dạng bài liên quan tới phần phép cộng có nhớ. Đây đều là các dạng bài cơ bản nhất mà các em có thể dễ dàng bắt gặp trong chương trình học hay những bài kiểm tra. Chúc các em học tốt cùng Hocmai Tiểu học và giành được những điểm số cao trên trường!

Xem thêm:
Xem đồng hồ và cách giải những bài toán liên quan (phần 1)

Phép cộng có nhớ và không nhớ – Những quy luật và cách giải những bài toán liên quan (phần 1)

Tìm hiểu về đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và cách viết đơn xin vào đội