Học tốt kiến thức Sinh học lớp 8: Mô và phản xạ

0
11675

Mô và phản xạ là một trong những kiến thức cơ bản và quan trọng trong chương trình Sinh học 8. Tuy nhiên, nhiều em học sinh lại “lơ là” bỏ quên nội dung này nên thường có kết quả học tập không cao. Chính vì vậy, hãy cùng Cô Bùi Hương Quỳnh – Giáo viên Sinh học thuộc Hệ thống Giáo dục HOCMAI tìm hiểu thật kỹ khái niệm, cấu tạo, thành phần và chức năng của nội dung này thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Video bài giảng:

Bài giảng về Mô và phản xạ 

Mô là gì?

Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa (cùng chất gian bào), có cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định. Ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu tạo tế bào như huyết tương trong máu, canxi, phốt pho và chất cốt giao trong xương.

Cô Bùi Hương Quỳnh hướng dẫn bài giảng sinh học lớp 8

Theo giáo viên Bùi Hương Quỳnh, cơ thể người và động vật có bốn loại mô chính, bao gồm: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh. 

Cùng cô Quỳnh phân tích các đặc điểm về các loại mô theo bảng dưới đây:

 

Thành phần Cấu tạo Chức năng
Mô biểu bì – Biểu bì bao phủ;

– Biểu bì tuyến;

– Gồm 1 hay nhiều tế bào có hình dạng giống hoặc khác nhau phủ bên ngoài cơ thể hay bên trong các cơ quan rỗng;

– Nằm trong các tuyến đơn bào hay đa bào.

Bảo vệ, che chở giúp hấp thu tốt các chất.

– Tiết các chất cần thiết hoặc bài xuất khỏi cơ thể những chất không cần thiết.

Mô liên kết – Mô liên kết dinh dưỡng (máu và bạch huyết);

– Mô liên kết cơ học (mô sụn và xương).

Gồm các tế bào liên kết rải rác trong chất nền. Tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.
Mô cơ – Mô cơ trơn;

– Mô cơ vân;

– Mô cơ tim;

– Có hình thoi, nhọn, có 1 nhân.

–  Tế bào có nhiều nhân, có vân ngang, xếp thành bó.

– Tế bào có vân ngang phân nhánh, có 1 nhân.

– Tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu,…

– Gắn vào xương, vận động theo ý muốn.

– Tạo nên thành tim

Mô thần kinh  Gồm nơron và các tế bào thần kinh đệm. Tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.

 

Đặc điểm các loại mô

Phản xạ là gì? 

Khi học về phản xạ, học sinh cần lưu ý khái niệm, cấu tạo, chức năng và phân loại Nơron. Bởi “Nơron là tế bào thần kinh có liên quan chặt chẽ tới các phản xạ của con người”, Cô Quỳnh nhấn mạnh.

Cấu tạo một Nơron

Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Phản xạ chia làm 2 loại:

– Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da) trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…);

– Vòng phản xạ: Bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược. 

Sơ đồ vòng phản xạ

Sơ đồ vòng phản xạ

Trên đây là toàn bộ kiến thức về bài giảng Mô và phản xạ được hướng dẫn bởi cô Hương Quỳnh. Hy vọng những hướng dẫn của cô sẽ giúp học sinh cảm thấy thích thú hơn với môn Sinh học.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2019 – 2020, quý phụ huynh và học sinh hãy tham khảo ngay Chương trình Học tốt của HOCMAI. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì và phương pháp học tập phù hợp cho mỗi môn học.

Thông tin chi tiết về khóa học hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.