Ngữ văn 7: Những sai lầm dễ mất điểm khi làm bài về câu chủ động, bị động

0
8816

Câu chủ động và bị động là hai kiểu câu quen thuộc không chỉ thường xuyên xuất hiện trong các đề thi cho học sinh lớp 7 mà nó còn được sử dụng hàng ngày ngoài đời sống. Thế nhưng, nhiều bạn học sinh vẫn hay mắc các sai lầm khi làm bài về hai kiểu câu này. 

Thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên Ngữ văn của Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ giúp các bạn học sinh tránh các lỗi sai dễ đến mất điểm thông qua bài viết dưới đây.

Phân biệt câu chủ động và câu bị động

Câu chủ động là câu có chủ ngữ nêu lên chủ thể thực hiện hành động tác động vào đối tượng khác. Như vậy, câu chủ động bao giờ cũng có chủ ngữ, động từ và bổ ngữ nêu đối tượng của hành động.

Còn câu bị động là câu có chủ ngữ nêu lên đối tượng chịu sự tác động hoặc chịu sự tác vào của đặc điểm của hành động nào đó được tác động bởi chủ thể khác. 

Học sinh khi làm dạng bài tập này cần lưu ý, điểm khác nhau của hai kiểu câu này là:

– Chủ ngữ của câu chủ động là chủ thể hành động. 

– Chủ ngữ của câu bị động là đối tượng chịu sự tác động của chủ thể khác. 

Thầy Hùng chia sẻ bí quyết phân biệt câu chủ động và câu bị động cho học sinh

Ví dụ: Ba mẹ xây ngôi nhà này từ năm ngoái.

Trong ví dụ trên, ba mẹ là chủ ngữ thực hiện hành động “xây” tác động vào đối tượng này. Cho nên đây là câu chủ động. 

Tuy nhiên, nếu câu này chuyển thành “Ngôi nhà này được ba mẹ xây từ năm ngoái” thì đối tượng chịu sự tác động của hành động đã lên trước làm chủ ngữ, sau đó thêm từ “bị” hoặc “được” cộng với chủ thể của hành động và trạng ngữ phía sau nên câu đã trở thành câu bị động. 

Trong quá trình làm bài, học sinh cần lưu ý rằng câu bị động không nhất thiết phải có từ “bị” và “được”, cũng không nhất thiết phải nêu chủ thể hành động. Từ ví dụ trên, câu có thể chuyển thành câu bị động là “Ngôi nhà xây từ năm ngoái”. 

Những sai lầm học sinh thường mắc phải về hai kiểu câu này

Nhiều em học sinh có thể nắm được phần kiến thức cơ bản về hai kiểu câu này rồi thế nhưng, các em vẫn thường hay mắc phải các lỗi sai sau đây:

Thứ nhất, dùng phương pháp loại trừ: 

Theo thầy Hùng, đây là một sai lầm nghiêm trọng vì bên cạnh câu chủ động, bị động thì tiếng Việt vẫn còn rất nhiều kiểu câu khác. Học sinh chỉ có thể dùng thao tác loại trừ khi chỉ có 2 sự lựa chọn còn nếu đáp án có từ 3 sự lựa chọn trở lên thì không phải câu chủ động thì chưa chắc đã là câu bị động. 

Thứ hai, lầm tưởng từ “bị” và “được” là câu bị động: 

Đây là sai lầm mà nhiều bạn thường mắc phải nhất. Ví dụ: Tôi được huy chương vàng.

Trong câu này, từ “được” không phải phó từ mà nó là động từ. Ý của câu là “Tôi nhận được huy chương vàng”. Chủ thể không tác động lên đối tượng và cũng không có đối tượng nào tác động lên chủ thể hành động. Cho nên nó không phải câu bị động.

Với việc phân biệt hai kiểu câu dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt trên, các bạn học sinh có thể rút ra được kinh nghiệm cũng như bài học cho bản thân để không mắc phải những sai lầm tương tự. Tuy nhiên, nếu quý phụ huynh và các bạn học sinh muốn được bổ sung thêm những kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ văn 7 thì hãy nhanh tay đăng ký Chương trình Học tốt 2019 – 2020. Khóa học gồm những bài giảng chi tiết, bám sát sách giáo khoa cùng sự hỗ trợ tận tình của thầy Hùng sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức và kỹ năng làm bài, định kỳ gửi thông báo kết quả học tập vào mail cho phụ huynh. 

Mọi thắc mắc liên quan đến chương trình, quý phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ hotline 0936 5858 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí nhé! 

Xem thêm: Phương pháp viết văn biểu cảm đạt kết quả cao