Chấm dứt tình trạng lỗi viết câu sai cho học sinh lớp 4

0
2895

Theo kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của mình cô Đỗ Thị Thanh Thư (Giáo viên dạy Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đã tổng kết những lỗi viết câu sai của học sinh lớp 4 và chia sẻ cách khắc phục hiệu quả.

Theo dõi bài viết để con hạn chế mắc phải lỗi này trước khi làm bài kiểm tra giữa học kỳ II cha mẹ nhé!

Những lỗi viết câu sai thường gặp

Lỗi thiếu thành phần câu

Trong quá trình chấm bài, cô Dùng rất hay bắt gặp con viết câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ thậm chí thiếu cả hai thành phần chủ vị. Cụ thể:

  • Câu thiếu chủ ngữ: Có hoa rất thơm.

Đa số học sinh viết câu không có chủ ngữ là khi gặp phải nhưng đề bài không có chủ đề cho trước, đặc biệt là trong những đoạn văn ngắn.

  • Câu thiếu vị ngữ: Người phụ nữ mặc áo xanh – đứng cạnh chiếc ô tô bên kia đường

 

Tỷ lệ học sinh viết câu thiếu vị ngữ thường cao hơn nhiều câu thiếu chủ ngữ. Nguyên nhân là do con nhầm tưởng những danh từ dài là một câu hoàn chỉnh mặc dù nó mới chỉ nêu đối tượng thông báo

  • Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ: Tức câu chỉ có thành phần trạng ngữ. (Đến ngày hoa đào nở)

Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không hiểu vị trí của các loại từ. Tuy nhiên, rất ít con mắc phải lỗi sai thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

Lỗi thừa thành phần câu

Đây là lỗi sai cơ bản mà gần như con nào cũng mắc phải. Nhiều khi, trong quá trình làm bài con không biết được mình đang mắc phải những lỗi sai này dẫn tới các đoạn văn diễn đạt dài dòng, lủng củng.

Ví dụ: Trong vườn có một loại cây em rất thích, đó chính là cây hồng rất thơm.

Lỗi về nghĩa

– Mắc lỗi sai về nghĩa là những câu không chứa đựng nội dung phù hợp với hiện thực khách quan, phản ánh sai hiện thực.

Ví dụ: Con chó nhà em to như cái thùng phi.

 

– Câu có các vế câu không tương hợp. Loại lỗi này chiếm số lượng lớn và đa dạng vậy nên các con rất dễ mắc phải trong quá trình làm bài.

  • Ví dụ: Mẹ em có nước da trắng, hàng ngày mẹ dạy em học.

 

Nguyên nhân là do các con không hiểu rõ nghĩa của từ đồng thời không biết khả năng kết hợp giữa các vế trong câu.

Lỗi hình thức, lỗi dấu câu

  • Lỗi không dùng dấu câu: Học sinh mắc lỗi này là do không sử dụng dấu câu ở những lúc cần thiết. Ví dụ học sinh không sử dụng dấu chấm hết câu khi câu đã dài và đầy đủ thành phần hoặc không dùng dấu phẩy ngăn cách giữa các vế trong câu. Thậm chí, theo cô Thư chia sẻ có nhiều con không sử dụng một dấu câu nào trong một đoạn văn dài.
  • Lỗi sử dụng dấu câu sai: Trái ngược với trường hợp trên, lỗi sử dụng cấu câu sai là sử dụng dấu câu quá nhiều, không cần thiết trong một đoạn văn. Biểu hiện của lỗi này là các con chấm phẩy lung tung, phổ biến nhất là sử dụng dấu chấm một cách tùy tiện, cắt câu khi chưa đủ ý.

Ví dụ: Trong vườn nhà em, có trồng hoa hồng, rất thơm và đẹp.

Nguyên nhân dẫn tới lỗi sai này là do học sinh chưa biết cách sử dụng dấu câu sao cho phù hợp.

Khắc phục hiệu quả lỗi viết câu sai 

Để khắc phục những lỗi sai trên, cha mẹ và con hãy thử áp dụng những cách dưới đây.

  • Đối với lỗi sai thiếu thành phần chủ ngữ và vị ngữ thì đầu tiên cha mẹ hãy cho con bổ sung kiến thức về chủ ngữ và vị ngữ trong câu thông qua Giải pháp Học Tốt 2020-2021. Với phương pháp giảng dạy khoa học, dễ hiểu cô Thanh Thư chắc chắn sẽ giúp con nắm chắc các khái niệm liên quan đến Chủ ngữ, Vị ngữ, Trạng ngữ để tránh mắc phải những lỗi sai cơ bản.

Ví dụ: Bông hoa hồng này rất thơm 

Chủ ngữ sẽ là bộ phận trả lời cho câu hỏi Cái gì rất thơm? => Con có thể dễ dàng suy luận ra Bông hoa hồng. Như vậy “bông hoa hồng” chính là chủ ngữ.

Vị ngữ sẽ là bộ phận trả lời cho câu hỏi Bông hoa hông như thế nào? => Dựa vào dữ liệu đầu bài, con có thể trả lời Bông hoa hồng rất thơm. Như vậy “rất thơm” chính là vị ngữ.

  • Lỗi thừa thành phần: Câu chuyện ấy tác giả khuyên học sinh phải biết yêu thường động vật

Câu trên thừa từ “câu chuyện ấy” hoặc “tác giả”. Như vậy ta có 2 cách sửa: Một là học sinh bỏ 1 trong 2 cụm từ ấy đi 2 là thêm từ qua ở trước câu: Qua câu chuyện ấy, tác giả khuyên học sinh phải biết yêu thường động vật.

  • Lỗi về nghĩa: Để khắc phục lỗi này con cần bổ sung thêm vốn từ vựng đồng thời hướng dẫn con sử dụng 2 vế câu sao cho phù hợp, tương xứng.

Mẹ em có nước da trắng, hàng ngày mẹ dạy em học. (Vế 1: Mẹ em có nước da trắng: miêu tả ngoại hình của mẹ; Vế 2: hàng ngày mẹ dạy em học: miêu tả hành động của mẹ => 2 vế đang không tương xứng với nhau). Như vậy con có thể sửa thành: Mẹ có nước da trắng, đôi mắt mẹ đen nhánh, long lanh trông rất đẹp.

  • Lỗi về hình thức, dấu câu: Để khắc phục lỗi này, cha mẹ có thể đăng ký Giải pháp Học Tốt để con trải nghiệm học thử để biết cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang,….

Cha mẹ ơi, chỉ còn 2 tuần nữa là các con sẽ bước vào kì thi giữa học kỳ II. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều con hổng rỗng kiến thức sau 3 tháng nghỉ dịch. Để giúp con bổ sung nhiều kiến thức quan trọng của 3 môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh đồng thời có cơ hội thực hành các bài tập bám sát đề thi trên trường HOCMAI đang triển khai Giải pháp Học Tốt 2020-2021 dành cho con Tiểu học (lớp 3,4,5). Với chu trình: Học – Ôn – Luyện – Kiểm tra, con chắc chắn sẽ nắm vững kiến thức để đạt được điểm cao trong các kì thi sắp tới. Cha mẹ nhanh tay đăng ký cho con TẠI ĐÂY.