Để viết một bài văn hoặc một đoạn văn miêu tả thiên nhiên hay thì lập dàn ý vô cùng quan trọng. Dưới đây là phần hướng dẫn của cô Bùi Thị Tú (HOCMAI) để trình bày bố cục chính xác, đầy đủ.
Tham khảo thêm:
Cách viết văn hay cho học sinh tiểu học
Cách viết văn kể chuyện hay cho học sinh
Trong cuộc sống hàng ngày, các em học sinh sẽ được nhìn thấy rất nhiều khung cảnh thiên nhiên. Như là cảnh biển khi đi nghỉ hè, cảnh núi non, sông nước khi đi dã ngoại, tham quan. Tuy nhiên, khi cần phải làm một bài tập làm văn liên quan tới chủ đề này thì không ít học sinh thấy lúng túng. Mặc dù đó là cảnh thật nhưng phải viết sao cho đủ, cho hấp dẫn, sinh động thì là việc rất khó khăn. Cùng theo dõi bài giảng của cô Bùi Thị Tú để học được cách lập dàn ý và bố cục bài, cách diễn đạt tự nhiên, linh hoạt với vốn từ phong phú nhé.
I – Kiến thức
1.Dàn ý bài văn miêu tả thiên nhiên
a) Mở bài
- Giới thiệu cảnh sẽ tả
- Ấn tượng chung về cảnh
b) Thân bài: Miêu tả cảnh
- Tả bao quát cảnh, kết hợp đặc điểm của thiên nhiên
- Tả bộ phận, chi tiết để làm nổi bật các đặc điểm tiêu biểu của cảnh. Tập trung miêu tả cụ thể một đặc điểm của cảnh khiến mình ấn tượng.
- Tả sự xuất hiện và hoạt động của con người trong cảnh
Chú ý: Sử dụng trình tự miêu tả phù hợp
c) Kết bài
- Nhận xét, đánh giá chung về cảnh đã tả
- Cảm xúc, suy nghĩ, liên hệ của bản thân
2.Bố cục đoạn văn miêu tả
a) Câu văn mở đoạn (1 câu). Giới thiệu cảnh sẽ tả kèm theo ấn tượng chung về cảnh.
b) Phần thân đoạn (viết khoảng 8 – 10 câu)
- Tả bao quát cảnh
- Tả chi tiết từng phần của cảnh, làm nổi bật vẻ đẹp tiêu biểu, đặc trưng của cảnh
- Nói về sự xuất hiện và hoạt động của con người
c) Câu văn kết đoạn (1 câu). Thể hiện cảm xúc suy nghĩ về cảnh được tả.
Chú ý: Trình bày trong một đoạn văn.
II – Bài tập
Đề bài: Lập dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp của quê hương, đất nước
a) Mở bài
- Giới thiệu cảnh sẽ tả (Ví dụ: Hồ Gươm, cảnh biển Đà Nẵng, cảnh Cố đô Huế,…)
- Ấn tượng chung về cảnh được tả
b) Thân bài
*Tả bao quát cảnh, đan xen với một số đặc điểm nổi bật của thiên nhiên
- Tả bao quát cảnh (nhìn từ xa, nhìn bao quát cảnh thế nào?)
- Tả thiên nhiên (thời tiết, bầu trời, nắng gió,…)
*Tả chi tiết từng phần, từng bộ phận, chú ý làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu và đặc trưng của cảnh, điều khiến mình ấn tượng nhất.
Ví dụ: Tả Hồ Gươm (tả mặt hồ, nước hồ, cây cối xung quanh, tả Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa,…)
*Tả hoạt động, sự xuất hiện của con người
Ví dụ: Tham quan, vui chơi, tập thể dục,…
c) Kết bài
- Nhận xét, đánh giá chung về cảnh được tả
- Cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, liên hệ,… của bản thân với cảnh được tả.
Trong khi làm bài tập làm văn ở nhà, thì học sinh nên viết dàn ý ra nháp để tránh bị sót ý, thiếu ý khi viết. Hãy hình thành thói quen này để áp dụng vào trong các bài kiểm tra, bài thi. Nhưng, bởi vì thời gian làm bài có giới hạn, học sinh cần phải gạch nhanh các ý ra nháp, chứ không cần phải làm một dàn ý quá mức chi tiết.
Văn miêu tả là một trong những phần tập làm văn quan trọng nhất của bậc tiểu học và thường xuất hiện trong đề thi tuyển sinh vào 6 các trường. Để giành được trọn vẹn số điểm, học sinh cần phải biết cách viết đúng, viết đủ tất cả các nội dung quan trọng trong bố cục bài và cách soạn bài hợp lý. Để được luyện tập nhiều các chủ đề, các dạng của văn miêu tả, bám sát với kỳ thi, phụ huynh và học sinh hãy tham khảo Giải pháp HM6 – Ôn thi vào 6 các trường CLC, trường tốp đầu từ HOCMAI. Với đội ngũ giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn và luyện thi, học sinh sẽ được tạo nền tảng kiến thức vững chắc cùng với phương pháp, kỹ năng làm bài.
Để tìm hiểu thêm về Giải pháp Toàn Diện HM6 – cha mẹ và con tìm hiểu TẠI ĐÂY. Khi gặp bất cứ thắc mắc nào, cha mẹ gọi đến hotline 090.455.9891 để được tư vấn miễn phí.