Tuyệt chiêu để soạn văn không còn là nỗi “ám ảnh”

0
26690

Từ lâu đến nay, việc soạn văn nói chung hay soạn văn 9 nói riêng là điều tất yếu đối với đối với học sinh THCS trước khi đến lớp. Tuy nhiên, nhiều học sinh hiện nay gặp khó khăn khi soạn văn dẫn đến các bạn không còn hứng thú với môn Văn. Phụ huynh và học sinh hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm ra cách soạn văn giúp học sinh soạn văn hiệu quả nhất nhé!

1. Soạn văn là gì?

Soạn văn là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng với mục đích giúp các em học sinh học tốt và chủ động trong bộ môn ngữ văn. Cũng giống như các bộ môn khác phải chuẩn bị bài học trước khi lên lớp, việc soạn văn sẽ giúp các em học sinh có thể dễ dàng nắm bắt các nội dung của bài học, chủ động trong việc tìm tòi và tiếp thu kiến thức trong bộ môn Ngữ Văn.

2. Các bước để soạn văn hiệu quả 

Để soạn văn hiệu quả, học sinh cần tìm ra được cách soạn văn như thế nào hiệu quả nhất. Dưới đây là gợi ý các bước giúp học sinh soạn văn ngắn mà vẫn đúng và hay:

Bước 1: Xác định chính xác thời gian soạn văn

Học sinh cần xác định trước ngày nào cần soạn văn, soạn mấy giờ trên một ngày, mỗi bài dành ra bao nhiêu phút, các câu hỏi câu nào tốn nhiều thời gian nhất,…? Thời gian đó bao gồm cả việc đọc văn bản, suy nghĩ trả lời và ghi chép.

Bước 2: Đọc kỹ nội dung bài cần soạn

Đọc tác phẩm là bước quan trọng nhất trong quá trình soạn văn. Học sinh sau khi đọc thì cần suy nghĩ để lý giải các câu hỏi của sách giáo khoa. Các câu hỏi này đưa ra có mục đích gợi ý để bạn hiểu các vấn đề “chìm” trong tác phẩm.  Hãy cố gắng bằng tư duy phân tích của mình, gắn với cảm nhận sau khi đọc tác phẩm để trả lời. Ở bước này, câu trả lời cho mỗi câu hỏi của học sinh chỉ cần ngắn gọn.

Trước khi bắt đầu soạn bài, học sinh nên đọc kĩ nội dung cần soạn. 

Bước 3: Tham khảo sách

Có nhiều người phản đối học sinh sử dụng sách “học tốt văn”. Cuốn sách này, bản thân nó không xấu, mà chỉ có cách sử dụng nó chưa phù hợp mà thôi. Cách sử dụng sách phù hợp là, đọc và nắm đại ý. Sau đó so sánh với suy nghĩ trước đó của mình.

Bước 4: Soạn bài

Đây là bước cuối cùng của việc soạn văn. Trước khi ghi câu trả lời vào vở bạn hãy gấp cuốn “học tốt văn” lại đã nhé. Hãy dùng tư duy liên kết và tổng hợp kiến thức để có câu trả lời hoàn chỉnh nhất theo cách của các học sinh. Lúc đó, kiến thức mới thực sự là của các bạn.

 

3. Một số lưu ý quan trọng trong cách soạn văn giúp học sinh còn lo âu vì môn học này

Tạo được niềm đam mê với Ngữ văn 

Môn Ngữ văn trước nay vẫn bị nhiều người hiểu lầm là muốn học được văn phải có năng khiếu, người học được văn chỉ cần “nghe tiếng mưa rơi là tuôn ra một dòng suối thơ”. Thực chất việc học văn cũng đòi hỏi sự logic, học theo chương trình, có motip học, chỉ khác nhau ở cách xây dựng từ ngữ và cách cảm nhận văn học mà thôi. 

Chính vì vậy, học sinh muốn soạn văn, học văn tốt thì đầu tiên là cần cải thiện vốn từ, cách diễn đạt của mình. Cha mẹ có thể khuyến khích con đọc sách, xem những bài giảng online, video ngữ văn hay. Đồng thời, học sinh có thể rèn luyện ngôn từ và khả năng diễn đạt qua việc nói chuyện, giao tiếp. Việc giao tiếp tốt, trôi chảy và khéo léo sẽ khiến vốn từ, cách diễn đạt của học sinh tốt hơn. 

Cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên môn Ngữ văn tại HOCMAI chia sẻ: “Môn Ngữ văn là môn học đòi hỏi các con phải có sự trau chuốt, tỉ mỉ trong cách dùng từ và diễn đạt. Muốn viết văn hay, các con hãy đọc và hiểu tác phẩm trước khi đặt bút viết.

Soạn văn theo cách hiểu của chính mình

Một số chia sẻ của học sinh về việc soạn bài môn Ngữ văn. 

Nhiều bạn học văn theo kiểu “công nghiệp”, được dạy như thế nào, mô típ như thế nào cứ thế làm theo nên đánh mất đi giá trị và “chất” văn của chính mình. Bản chất của việc soạn văn là giúp cho học sinh hiểu bài trước khi đến lớp, nắm bắt được bài học hôm đó có những gì, nội dung như thế nào. Từ đó, các bạn sẽ nắm được trọng tâm kiến thức và học tập tốt hơn.

Để làm được điều này, các bạn nên có tư duy học Ngữ văn đổi mới, soạn văn để mình hiểu chứ không phải để người khác hiểu. Từ những kiến thức soạn văn, các bạn hiểu bài rõ hơn, việc học trên lớp giống như đang “đảo” lại kiến thức, từ đó các bạn cũng nhớ bài lâu hơn.

Không nên phụ thuộc quá nhiều vào văn mẫu

Hiện nay, việc xuất hiện quá nhiều văn mẫu tràn lan trên thị trường cũng khiến học sinh phụ thuộc và “lười biếng” đi nhiều. Khi các bạn đọc văn người khác và viết lại thì văn đó mình không hiểu. Đồng thời, việc “chép” lại văn mẫu khi học sinh không hiểu chỉ giống như “dã tràng xe cát” mà thôi, vừa không đem lại hiệu quả, vừa tốn thời gian và công sức khi các bạn soạn văn kiểu “chống đối” như vậy. 

Học sinh nên tự mình soạn bài, dùng văn của mình để cải thiện những điểm yếu trong môn Ngữ văn. Đồng thời, có thể soạn văn theo ý hiểu của bản thân, không nhất thiết phải tuần tự như trong sách giáo khoa, câu nào các bạn hiểu có thể lấy vở ra soạn, như vậy đến khi nghe thầy cô giảng trên lớp, các bạn sẽ hiểu bài hơn.

Không nên soạn văn quá dài

Một điểm mà hầu hết học sinh mắc phải khi soạn văn trước khi đến lớp là soạn văn quá dài. Việc soạn văn là để các bạn có cái nhìn bước đầu về bài giảng mà mình sẽ học, chính vì vậy, việc viết hẳn thành một bài văn hay viết quá dài là không cần thiết. Thay vì đó, học sinh có thể gạch ý hoặc viết các đoạn văn ngắn cho bài để hiểu bài trước khi đến lớp, nắm được trọng tâm kiến thức giúp các bài hiểu bài nhanh hơn. Từ đó trên lớp có thể xây dựng bài tốt hơn.

Như vậy, để có thể thoát khỏi “ám ảnh” với việc soạn văn, học sinh cần có hứng thú với môn học, soạn văn theo cách hiểu của chính mình, không phụ thuộc vào văn mẫu và không soạn văn quá dài. Đồng thời, để có thể vừa chuẩn bị trước kiến thức vừa ôn luyện lại Ngữ văn, phụ huynh và học sinh để lại thông tin.