Phân tích chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

0
3567
pha-tich-cho-soi-va-cuu-trong-tho-ngu-ngon-la-phong-ten-ava

Trong quá trình học hoặc thực hành Soạn Văn 9 có rất nhiều tác phẩm văn học nước ngoài hay và mang lại nhiều giá trị nội dung cho người đọc. Một trong số đó là đoạn văn bản “Chó soi và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten”. Trong bài viết này, cùng HOCMAI tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm và tổng hợp các nội dung trọng tâm của đoạn trích để hiểu hơn về ý nghĩa của văn bản này nhé!

 

Tham khảo thêm:

Phân tích Cố hương

Phân tích bàn về đọc sách

Phân tích những đứa trẻ

 

I. Thông tin về tác giả

– Tên: Hi-pô-lít Ten 

– Sinh năm 1828, mất năm 1893 

– Quê quán: Vouzier, Pháp

– Ông là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng người Pháp. Từng giữ vị trí viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp.

– Hi-pô-lít Ten được biết đến là một nhà văn, nhà triết gia, là một nhà nghiên cứu nổi tiếng của nước Pháp trong thế kỷ XIX.

 

II. Thông tin về tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời 

– Đoạn trích “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” thuộc chương II, phần thứ hai trong công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng “La Phông- ten và thơ ngụ ngôn” của Hi-pô-lít Ten. Tác phẩm xuất bản lần đầu vào năm 1853

Trong đó:

– Bài thơ “Chó sói và cừu” của La-phông-ten là một tác phẩm mang cốt truyện ngụ ngôn hay, mang lại nhiều ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc.

– Bài thơ đem đến giá trị hiện thực và nhiều triết lý thâm sâu, giúp phản ánh được đa dạng góc nhìn của cuộc sống với luật nhân quả.

2. Khái quát nội dung văn bản

Đoạn trích “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” đã chỉ ra sự giống và khác nhau giữa góc nhìn của La Phông-ten (một tác giả văn học) và Buy-phông (một nhà khoa học) về hai nhân vật chó sói và cừu. Trong đó, chó sói và cừu trong bài thơ đại diện cho hai thế lực, hai nét tính cách đối lập. Một bên thì hung ác, tàn bạo, xảo quyệt. Một bên thì hiên lành, yếu ớt, đáng thương. 

Mượn lời bài thơ ngụ ngôn “Chó sói và cừu của La-phông-ten”, việc so sánh của H.Ten đã truyền tải thông điệp về đặc trưng của sáng tác nghệ thuật rằng: mỗi tác phẩm nghệ thuật ra đời luôn mang đậm dấu ấn cá nhân, góc nhìn và quan điểm riêng của người sáng tác.

3. Bố cục

– Phần 1: (từ đầu đến “…Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu khác nhau dưới ngòi bút của Buy-Phông và La-phông-ten

– Phần 2: (đoạn còn lại): Sự khác biệt giữa hình ảnh chó sói trong miêu tả của Buy-phông và La-phông-ten

 

III. Phân tích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

1. So sánh hình tượng con cừu trong con mắt của Buy-phông và của La-phông-ten

Hình tượng con cừu đối với Buy-phông (nhà khoa học) Hình tượng con cừu đối với La-phông Ten (nhà thơ)
– Là kết quả của công trình nghiên cứu “Vạn vật học” 

– Thường tập trung thành bầy, sợ tách đàn, co rúm lại chỉ với một tiếng động nhỏ xíu

– Ngu ngốc, sợ sệt, nhút nhát

– Thụ động trong tư duy, cần có con đầu đàn dẫn dắt, không biết chủ động trốn tránh nguy hiểm.

– Chậm chạp và kém linh hoạt, đứng yên một chỗ dù là ở bất kỳ đâu

⇒ Buy-phông nêu ra đặc tính cơ bản, dưới góc nhìn khoa học và thực tế về một loài động vật 

– Được miêu tả qua đời sống tâm hồn của loài vật

– Thân thương, dịu dàng, tốt bụng

– Có tình mẫu tử và đức hi sinh nhẫn nhịn cao: chạy ngay đến bên con khi nghe tiếng kêu; đứng yên chờ đến khi con bú xong

– Có trách nhiệm

⇒ Nhân hóa hình tượng con cừu như một con người có tính cách, tình cảm trong từng hoàn cảnh cụ thể

⇒ La-phông Ten chỉ ra đặc điểm trong tính cách loài cừu bằng một thái độ thương xót và cảm thông với loài vật. 

⇒ Qua so sánh giữa cách miêu tả của 2 tác giả, ta thấy được đặc trưng trong cách xây dựng tính cách nhân vật trong thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung. Nếu trong khoa học, tác giả chỉ sử dụng quan sát và đặc tính sinh học để miêu tả thì trong thơ ca, đó là cái nhìn khách quan kết hợp với cảm xúc chủ quan của tác giả, giúp gây dựng lên hình tượng vừa sinh động nhưng cũng vừa xúc động. 

phan-tich-cho-soi-va-cuu-trong-tho-ngu-ngon

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

2. Sự khác biệt giữa hình ảnh chó sói trong miêu tả của Buy-phông và La-phông-ten

Đối với Buy-phông (nhà khoa học) Đối với La-phông Ten (nhà thơ)
– Loài thú hoang dã, rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc

– Không thích tụ tập bầy đàn, lúc tụ tập thì ầm ĩ, ồn ào

– Bản tính hư hỏng, độc ác và luôn thèm khát máu tanh

– Loài vật đáng ghét: lúc sống thì gây hại, lúc chết thì vô dụng

– Là vở bi kịch về sự độc ác

⇒ Hình tượng chó sói là kết quả của việc quan sát từ đời sống thực tế, đánh giá dựa trên tập tính sinh tồn.

⇒ Buy-phông xây dựng hình tượng chó sói dựa trên đặc tính tự nhiên

– Tên trộm khốn khổ và bất hạnh

– Luôn mang bộ mặt lấm lét, lo lắng khi bị truy đuổi

– Gã vô lại, luôn đói khát và bị ăn đòn

– Vụng về và chẳng có tài trí, luôn bị mắc mưu và hóa rồ

– Dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc

⇒ Hình tượng chó sói ngoài dựa trên đặc tính cơ bản của loài, còn có sự kết hợp của tình cách của con người.

⇒ La-phông-ten xây dựng hình tượng chó sói dựa trên đời sống tâm hồn của loài vật

 

3. Biện pháp nghệ thuật sáng tạo, đặc sắc được sử dụng trong cách miêu tả sói và cừu trong thơ của La-phông-ten

H.Ten bằng thủ pháp so sánh và đối chiếu đã chỉ ra sự tương đồng và những khác biệt giữa cách đánh giá sự việc của nhà thơ và nhà khoa học, với:

– Buy-phông đại diện cho góc nhìn của khoa học: khách quan, thực tế, chính xác dựa trên những quan sát, nghiên cứu, phân tích nhằm khái quát những đặc tính cơ bản của vạn vật

– La-phông-ten đại diện cho góc nhìn nhà thơ, người sáng tác nghệ thuật: quan tâm đến đời sống tâm hồn của sự vật, kết hợp với đặc điểm cơ bản của từng loài và trí tưởng tượng để phản ánh đời sống xã hội, đem đến cho triết lí nhân văn về cuộc đời, về con người.

⇒ Nhấn mạnh đặc trưng của nghệ thuật sáng tác, luôn đưa người đọc đến những góc nhìn đa chiều bất ngờ và thú vị. Ngay cả những nhân vật như chó soi và cừu cũng có thể được La-phông-ten khai thác thế giới nội tâm, tính cách gắn với con người. Từ đó đem lại những triết lý nhân văn về luật nhân quả, cái thiện, cái ác trong cuộc sống.

 

IV. Tổng kết

1. Giá trị nội dung của tác phẩm

Đoạn trích “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” của Hi-pô-lít Ten là một công trình nghiên cứu mang lại nhiều giá trị văn học sâu sắc. Đoạn trích là sự so sánh hình tượng con cừu và con sói trong thơ ngụ ngôn La phông-ten, dưới góc nhìn của nhà thơ với những dòng viết về góc nhìn của nhà khoa học Buy-phông. Thông qua đó, tác giả đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật đó là luôn mang đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn.

2. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm

– Sử dụng các phép nghị luận linh hoạt: phân tích, so sánh, chứng minh

– Cấu trúc văn bản chặt chẽ, mạch lạc cùng với những dẫn chứng sinh động, thực tế

– Cấu trúc tác phẩm được triển khai theo trình tự hợp lí, từ góc nhìn của La-phông-ten đến góc nhìn của Buy-phông

– Biện pháp so sánh hai hình tượng con cừu và chó sói của hai tác giả giúp làm rõ các nét đặc trưng của sáng tác nghệ thuật

Trên đây là dàn ý phân tích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Đây là một văn bản rất hay, giúp các bạn học sinh hiểu hơn về cách thức xây dựng một bài lý luận văn học, cũng như nhìn nhận một tác phẩm văn học theo góc nhìn đa chiều. Các bạn có thể tham khảo dàn ý phân tích các tác phẩm Ngữ Văn 9 trong bộ tài liệu Soạn văn 9. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hệ thống kiến thức dễ dàng hơn trong quá trình học và làm bài trên lớp.