Ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

0
1326
on-thi-vao-lop-6-mon-tieng-viet

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 năm 2023 trong thời gian sắp tới, môn Toán và Tiếng Việt là 2 môn thi bắt buộc mà các bậc phụ huynh cần lưu ý trong quá trình ôn thi của các con. Trong bài viết này, HOCMAI sẽ chia sẻ đến các phụ huynh những thông tin cần thiết để có thể hỗ trợ cho việc ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt để các con có được kết quả tốt nhất.

Ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

I. Phần Tiếng Việt

Trong phần này, các em học sinh cần tập trung vào một số nội dung sau:

Quy tắc viết chính tả

1. Quy tắc viết các chữ c/k; g/gh; ng/ngh

– Viết các chữ k, gh, ngh trong trường hợp khi đứng trước các âm chính bao gồm có: i, ê, e, iê, ia.

Ví dụ: nghịch, kiếm, kem, ghi, ghê,…

– Viết c, g, ng khi đứng trước các âm còn lại. Ví dụ: cầm, gỗ, ngang,…

2. Quy tắc viết các chữ l/n; r/d/gi; s/x; tr/ch

Trong tiếng Việt, khi viết các từ liên quan tới các chữ l/n; r/d/gi; s/x hay tr/ch thông thường các em học sinh phải dựa trên ý nghĩa của từ chứa hiện tượng chính tả này trong ngữ cảnh câu.

 

3. Quy tắc viết iê/yê, ia/ya; uô/ua; ưa/ươ

– Viết iê khi đứng sau phụ âm đầu & âm tiết có sự xuất hiện của âm cuối, vd: tiếng, miền, chiêm, tiếp,…

– Viết yê khi âm tiết không có phụ âm đầu, không có âm đêm và có âm cuối (khi yê mở đầu âm tiết)

Một số ví dụ ao gồm có: yên, yếm, yêu,… hoặc viết chữ yê khi đứng sau âm đệm u & âm tiết có âm cuối

Một số ví dụ: uyên (uyên ương), uyển (uyển chuyển), chuyên, truyện, thuyết,…

– Chữ ia trong trường hợp đứng ngay đằng sau phụ âm đầu & âm tiết không có sự xuất hiện của âm cuối

Một số ví dụ về chữ ia: chia, tỉa, mía,…

– Viết chữ ya khi đứng sau âm đệm & âm tiết mà không có âm cuối, ví dụ khuya, tuya,…

– Viết chữ uô khi đứng phía sau phụ âm đầu & âm tiết có sự xuất hiện của âm cuối, một số ví dụ: cuộc, muốn, khuôn, buồm, chuối,…

– Viết chữ ua khi đứng ở phía sau phụ âm đầu & âm tiết không có âm cuối, một số ví dụ: mua, của, chúa, búa,…

– Viết chữ ươ khi đứng ở phía sau phụ âm đầu & âm tiết có sự xuất hiện của âm cuối, một số ví dụ: mười, người, mượn, bước, cướp,…

– Viết chữ ưa khi đứng ở phía sau phụ âm đầu & âm tiết không có âm cuối, một số ví dụ: chưa, thưa, cứa, cửa,…

4. Về các quy tắc viết hoa

4.1. Quy tắc viết hoa là tên riêng của người, tên dân tộc, tên một vị trí địa lí Việt Nam

– Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên riêng:
Ví dụ: Vũ Mạnh Dũng, Mai Văn Thành,… Tày, Kinh, Mông,… Hà Nội, Hưng Yên,…

– Đối với trường hợp tên của dân tộc và tên người thuộc các dân tộc thiểu số tại Việt Nam mà có cấu tạo từ nhiều âm tiết thì viết hoa chữ cái đầu của các bộ phận cấu thành tên riêng và gạch nối giữa các âm tiết tạo thành mỗi bộ phận.

Vd: Ba – na, Xơ – đăng,… H’hen – Niê,…

– Đối với trường hợp có một số địa danh, tên gọi bao gồm hai bộ phận thì thêm dấu gạch ngang ở giữa các hai bộ phận đó. Một số ví dụ: tỉnh Thừa Thiên – Huế, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,…

4.2. Quy tắc viết hoa tên riêng của người, tên vị trí địa lí nước ngoài

– Trương trường hợp tên riêng của người, tên địa lí nước ngoài được phiên âm qua Hán Việt thì quy tắc viết hoa giống như quy tắc viết hoa tên người ở Việt Nam

Vd: Khổng Tử, Lưu Bị, Lữ Bố,… Luân Đôn, Thụy Sĩ…

– Đối với trường hợp tên riêng của người người, tên vị trí địa lí nước ngoài được phiên âm trực tiếp thì viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi bộ phận cấu thành tên riêng; bộ phận được tạo thành bởi nhiều tiếng hoặc âm tiết thì giữa các tiếng hay âm tiết cần sử dụng dấu gạch nối.

Vd: I-ta-li-a, Ca-li-phóc-ni-a

4.3. Quy tắc viết hoa tên riêng của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và tên huân huy chương

– Các em học sinh cần phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
Ví dụ: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Hải Dương, Huân chương Kháng chiến, …

– Tên các đồ vật hay con vật vốn là các danh từ chung nhưng được sử dụng làm tên riêng của nhân vật trong tác phẩm > viết hoa như viết tên riêng người Việt
Vd: Dế Trũi, (bác) Chữ A, (anh) Dấu Chấm,…

 

 

Từ vựng

Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã
hội, con người.

– Cấu tạo từ: từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép).

Tham khảo thêm:

Từ đơn

Từ phức

Các phân biệt từ đơn từ phức

 

– Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển), từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ
tượng thanh, từ tượng hình.

Tham khảo thêm:

Từ đồng âm từ nhiều nghĩa

 

Ngữ pháp

– Từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ.

– Các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữtrạng ngữ.

– Câu chia theo cấu tạo:
+ Câu đơn
+ Câu ghép

Cách nối các vế của câu ghép:
* Nối bằng các từ có tác dụng nối: quan hệ từ, cặp từ hô ứng.
*Nối trực tiếp (giữa các vế có dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm).

– Câu chia theo mục đích nói: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.

– Dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch
ngang.

 

Biện pháp tu từ

Biện pháp So sánh

Biện pháp Nhân hoá

– Biện pháp tu từ Chơi chữ: dựa trên hiện tượng đồng âm

 

II. TẬP LÀM VĂN

1. Ôn tập các kiểu văn bản

– Kể chuyện

Tham khảo thêm:

Cách viết văn kể chuyện hay

– Miêu tả (tả người, tả cảnh)

Tham khảo thêm:

Cách viết văn miêu tả hay

Cách viết văn miêu tả thiên nhiên hay

Cách viết văn miêu tả đồ vật hay

– Viết thư

– Một số văn bản thông thường (theo mẫu): đơn, báo cáo thống kê, biên bản, chương trình
hoạt động.

2. Một số lưu ý trong phần tập làm văn

– Cấu tạo ba phần của văn bản.

– Đoạn văn kể chuyện và miêu tả.

– Liên kết câu, liên kết đoạn văn:
+ Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
+ Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

II. VĂN HỌC

1. Một số bài văn, đoạn văn, bài thơ, màn kịch về tự nhiên, xã hội, con người.

2. Văn bản: Nắm được tên tác giả, đầu đề văn bản, đề tài, thể loại; hiểu được nội dung ý
nghĩa; nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc của văn bản (từ ngữ, hình ảnh,
nhân vật,…)

Đề luyện tập ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt