Trạng ngữ là gì? Bài tập vận dụng liên quan đến trạng ngữ

0
202384

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …. Bài viết dưới đây, cô Bùi Thị Tú (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn con khắc phục những lỗi sai thường gặp nhất.

I. Trạng ngữ là gì?

1. Khái niệm

– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính

Bên cạnh đó, các em học sinh có thể hiểu, trạng ngữ là thành phần trong câu được sử dụng để trả lời các câu hỏi như sau:

+ Trạng ngữ là thành phần trong câu trả lời cho các câu hỏi: Khi nào, Ở đâu , Vì sao

+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: Khi nào? là trạng ngữ chỉ thời gian.

+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: Ở đâu? là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao? là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

– Ví dụ về trạng ngữ: Mùa thu, trên các con phố, hoa sữa thơm ngào ngạt.

Trong đó: Mùa thu là TN1

Trên các con phố là TN2

2. Vị trí, dấu hiệu nhận biết trạng ngữ và số lượng trạng ngữ trong câu

– Số lượng từ trạng ngữ trong câu: câu có 1 hoặc nhiều trạng ngữ

– Vị trí của trạng ngữ trong câu: 

  • TN thường đứng đầu câu
  • TN có thể đứng giữa câu. Ví dụ: con bìm bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt ngào, báo hiệu mùa xuân
  • TN có thể đứng cuối câu. Ví dụ: Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp

– Về hình thức: Trạng ngữ thường ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy

– Tác dụng của trạng ngữ trong câu: Trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích.

 

II. Các loại trạng ngữ

Trạng ngữ chỉ thời gian:

  • Trạng ngữ chỉ thời gian là những từ được sử dụng để xác định thời gian, thời điểm xảu ra sự việc được đề cập trong câu.
  • Câu hỏi để hỏi về trạng từ chỉ thời gian: Khi nào? Bao giờ? Mấy giờ?

Ví dụ: Mùa hè, ve kêu râm ran

Trạng ngữ chỉ nơi chốn:

  • Trạng ngữ chỉ nơi chốn là những trạng từ xác định địa điểm, vị trí xảy ra sự việc được đề cập trong câu
  • Câu hỏi để hỏi về trạng từ chỉ nơi chốn: Ở đâu?

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:

  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là những trạng từ được sử dụng với mục định xác định lý do xảy ra sự việc được đề cập trong câu hoặc đoạn hội thoại
  • Câu hỏi để hỏi về trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì sao? Do đâu? Tại đâu

Trạng ngữ chỉ mục đích:

  • Trạng từ chỉ mục đích là những trạng từ chỉ mục tiêu hướng tới
  • Câu hỏi để hỏi về trạng ngữ chỉ mục đích: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì điều gì?

Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức

  • Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức là những từ được sử dụng để xác định phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong đoạn hội thoại hoặc trong câu.
  • Câu hỏi để hỏi trạng ngữ chỉ phương tiện: Bằng cái gì? Với cái gì?

Tham khảo thêm:

Chủ ngữ là gì

Vị ngữ là gì

Câu mở rộng thành phần

 

III. Bài tập về trạng ngữ

Bài 1: Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.

=> TN chỉ thời gian: Khi mùa thu sang

Tn chỉ nơi chốn: khắp nơi

b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

=> TN chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết

TN chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa

c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

=> TN chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan

d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.

=> TN chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt 

e. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.

=> TN chỉ phương tiện, cách thức: Bằng đôi cánh dang rộng

Bài 2: Tìm trạng ngữ trong các câu sau

a) Ngày xưa, chỗ này là trường học

b) Trong vườn, các cây đang chuyển màu lá

c) Một ngày đầu năm, cả bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông lại xuất hiện gặp nhau

Các trạng ngữ trong các câu trên là:

a) Trạng ngữ là “Ngày xưa” là trạng từ chỉ thời gian.

b) Trạng ngữ là “Trong vườn” là trạng từ chỉ nơi chốn.

c) Trạng ngữ là “Một ngày đầu năm” là trạng từ chỉ thời gian.

Bài 3: Tìm các trạng ngữ trong câu, trang ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào?

a) Trên cửa sổ, những chú chim đang đậu.

b) Trong những vòm lá, gió chiều gẩy lên tạo ra những điệu nhạc lạ kì tưởng như ai đang cười nói.

c) Giữa cánh đồng, đám trẻ trong làng đang thả diều

Các trạng ngữ trong những câu trên là:

a) Trạng ngữ là “Trên cửa sổ” – trả lời cho câu hỏi: “Những chú chim ở đâu?”

b) Trạng ngữ là: “Trên vòm lá” – trả lời cho câu hỏi: “Gió chiều gẩy lên tạo ra những điệu nhạc lạ kì tưởng như ai đang cười nói ở đâu?”

c) Trạng ngữ là: “Giữa cánh đồng” – trả lời cho câu hỏi: “Đám trẻ trong làng đang thả diều ở đâu?”

Bài 4: Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu:

  1. ……………., ve kêu ra rả

=> Khi mùa hè đến / Trong các tán lá

2. ……………, nước sông đục ngầu

=> Do ô nhiễm môi trường, do ý thức người dân

3. ……….., ong bướm bay lượn rộn ràng

=> khi mùa xuân tới / Trong vườn hoa kia

Bài 5: Đặt câu theo yêu cầu:

  1. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn

Ví dụ: Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa.

2. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân

Ví dụ: Hôm qua, vì mưa, con đường bị ngập.

3. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích, bắt đầu bằng từ “vì”

Ví dụ: Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵn sàng hi sinh. 

Hi vọng những kiến thức và bài tập minh họa về trạng ngữ có thể giúp con làm tốt các bài văn kể chuyện. Để con bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng khác, cha mẹ tham khảo.

Trải nghiệm Giải pháp, con sẽ được học tập theo lộ trình gồm 2 bước: TỔNG ÔN – LUYỆN ĐỀ. Đăng ký liền tay để con rinh ngay 9,10 cha mẹ nhé!