Kinh nghiệm để làm dạng toán có lời văn – Toán lớp 3

0
6197

Giải toán có lời văn là dạng bài quan trọng không chỉ ở cấp Tiểu học mà còn theo con ở các lớp lớn hơn. Trong bài viết dưới đây, HOCMAI sẽ giới thiệu đến con những kinh nghiệm để xử lý dạng bài này nhanh chóng. 

Những khó khăn mà con gặp phải khi xử lý dạng bài giải toán có lời văn 

Trên thực tế có khá nhiều con cảm thấy khó khăn khi gặp dạng bài này bởi lẽ các con khá lúng túng khi đặt phép tính đặc biệt là lời giải cho bài toán. 

Lý do có thể là do các con lớp 3 chưa biết cách tìm hiểu đề, kĩ năng đọc hiểu còn tương đối kém vậy nên việc hiểu và xác định những ý chính có trong đề khá thụ động và chậm chạp. Như vậy, cha mẹ cần làm gì để giúp con khắc phục tình trạng này?

Những kỹ năng để giải bài giải toán có lời văn

Phụ huynh đồng hành cùng con trong học tập 

Đồng hành cùng con trong học tập là cách tốt nhất để biết con mình đang gặp khúc mắc ở đâu để kịp thời khắc phục. Sẽ có 4 mức đánh giá về mức độ của học sinh khi giải toán có lời văn:

– Mức không đạt:  là những con không xác định được dạng toán, không biết yêu cầu của bài là gì, không hiểu thuật ngữ và không nắm được quy trình các bước giải có trong bài

– Mức 1: là những con nắm chưa chắc quy trình giải, nội dung bài, khó khăn trong việc hiểu nội dung và phân tích bài toán. 

– Mức 2:  Nắm chắc được quy trình giải tuy nhiên trong quá trình là còn mắc những lỗi về kỹ thuật liên quan đến tính toán. \

– Mức 3: Là những con hiểu và nắm được quy trình làm bài.

Biết được mục tiêu học sinh cần nắm được các dạng toán cơ bản trong năm

Con cần biết được những dạng toán có lời văn cơ bản như:

  • Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
  • Gấp một số lên nhiều lần.
  • Giảm một số đi một số lần.
  • Bài toán giải bằng hai phép tính…

Cấu trúc của một bài toán có lời văn sẽ bao gồm: Lời giải – phép tính – đáp số.

Các bước vận dụng vào trong bài

Giải bài toán có lời văn – Giải pháp Học Tốt lớp 3 

Đầu tiên các con cần gạch chân dưới những từ quan trọng hay còn gọi là key chính xuất hiện trong đề bài.

Ví dụ: ba thùng dầu, mỗi thùng chứa 125l, người ta đã lấy ra 185l dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu? (Những từ in đậm chính là những ý chính cần lưu ý trong đề bài)

Việc gạch chân dưới những từ quan trọng xuất hiện trong đề bài sẽ giúp con xác định được mục tiêu, hướng giải để tránh đi lạc đề.  

Sau đó, cha mẹ cần hướng dẫn con tóm tắt đề bài. Cha mẹ tuyệt đối không làm thay con bước này mà hãy để chúng tự tóm tắt. Có như vậy con mới xác lập được các yếu tố toán học và mối liên quan của các điều kiện cho biết và cái phải tìm. Sau khi con tóm tắt xong, cha mẹ cần kiểm tra lại để chỉ ra những lỗi sai hoặc không đầy đủ cho con hiểu. 

Sau đó, con cần biết cách lập lời giải và phép tính. Nhiều con gặp khó khăn ở bước này khi không thể hành văn sao cho hợp lý. Tuy nhiên, một khi đã làm tốt các bước trên thì cha mẹ có thể yên tâm con sẽ làm tốt ở bước này.  Vậy nên, hãy chú ý trong lúc làm bài hơn các con nhé.

Hiện tại HOCMAI đang triển khai chương trình Học Tốt 2020-2021 dành cho các con lớp 3,4,5. Để chuẩn bị sớm kiến thức từ trong hè, cha mẹ hãy tham khảo và đăng kí Giải pháp để con tự, tin bứt phá trong năm học mới nhé!

Ngoài ra, khi đăng ký Giải pháp ở thời điểm này, các con sẽ nhận được khóa Ôn hè miễn phí vô cùng bổ ích. Đây là cơ hội để con bổ sung lại những kiến thức còn thiếu trong năm học cũ hiệu quả.