Bên cạnh vị ngữ thì chủ ngữ cũng là một trong những thành phần chính của của câu, cung cấp các thông tin về chủ thể của câu. Chủ ngữ thông thường là những từ chỉ người, đồ vật, con vật, sự việc,… được thể hiện và đề cập trong câu. Để hiểu hơn về chủ ngữ, hãy cùng HOCMAI tìm hiểu chi tiết về thành phần này!
Tham khảo thêm:
I. Chủ ngữ là gì?
1. Khái niệm chủ ngữ
– Chủ ngữ là một trong những thành phần quan trọng cấu thành 1 câu, chủ ngữ thể hiện con người, động vật, đồ vật, sự kiện,…. hoặc đôi khi cả tính chất. Bên cạnh đó, chủ ngữ còn có vai trò là danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ; hay trong một số trường hợp nhất định chủ ngữ còn có thể là động từ, tính từ, cụm động từ hay cả cụm tính từ.
Trong một câu có thể có 1 hay nhiều chủ ngữ khác nhau. Chính vì vậy để có thể xác định chính xác chủ ngữ của câu, các em học sinh cần phải chăm chỉ rèn luyện hoặc làm các dạng bài tập khác nhau để có thể nhận biết đúng chủ ngữ.
2. Tính chất của chủ ngữ
– Chủ ngữ là thành phần trong câu được dùng để trả lời những câu hỏi như: Ai, con gì, cái gì? là gì?
+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: Ai? là chủ ngữ chỉ người (có thể là tên gọi chung về nghề nghiệp hoặc tên riêng)
+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: Con gì? là chủ ngữ chỉ động vật (con chó, con mèo,….)
+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: Cái gì? là chủ ngữ chỉ đồ vật (Cái bàn, cuốn sách, cái ghế,….)
+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: Là gì? là chủ ngữ chỉ danh từ, hiện tượng tính chất,……
– Ví dụ về chủ ngữ:
Lan là học sinh lớp 8A (Chủ ngữ Lan trả lời cho câu hỏi: “Ai là học sinh lớp 8A)
Con chó đang chạy băng qua đường (Chủ ngữ con chó trả lời cho câu hỏi: “Con gì đang chạy băng qua đường)
2. Vị trí, dấu hiệu nhận biết về chủ ngữ và số lượng chủ ngữ trong câu
– Số lượng chủ ngữ trong câu: trong một câu có thể có một hay nhiều chủ ngữ
– Vị trí của chủ ngữ trong câu: Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu
– Về hình thức: Chủ ngữ thường đướng ở trước động từ trong câu hoặc đứng trước từ “là”
– Tác dụng của chủ ngữ trong câu: Chủ ngữ là thành phần chỉ chủ thể được đề cập về hành động, tính chất, khái niệm,… trong câu.
II. Các loại chủ ngữ thường gặp
Chủ ngữ là danh ngữ
- Ví dụ:
Bạn Minh đang chơi đá bóng
Những đồ vật khảo cổ có giá trị lớn trong ngành khoa học nghiên cứu lịch sử
- Mô hình tổng quát:
Chủ ngữ = Danh từ/ngữ
Chủ ngữ là cụm C-V
- Ví dụ:
Cách mạng tháng tám thành công đã mang tới độc lập cho người dân Việt Nam
- Mô hình tổng quát:
Chủ ngữ = Chủ ngữ + Vị ngữ
Chủ ngữ là kiến trúc dạng: Từ phủ định + Danh từ + Đại từ phiếm định
- Ví dụ:
Không đế quốc nào có thể cướp đi đọc lập tự do của bất kỳ đất nước nào
- Mô hình tổng quát chủ ngữ là kiến trúc
Chủ ngữ = Từ phủ định + Danh từ/ngữ + Đại từ phiếm định
Chủ ngữ là kiến trúc có dạng: có (phiếm định) + Danh từ
- Ví dụ:
Có những điều cô ấy nói là sai sự thật
- Mô hình tổng quát:
Chủ ngữ = có + Danh từ/ngữ
Chủ ngữ là kiến trúc có dạng: kết từ + danh từ
- Ví dụ:
Gần sáng là lúc người ta hay ngủ say.
Mô hình tổng quát:
Chủ ngữ = Kết từ + Danh từ/ngữ
Chủ ngữ là kiến trúc song hành đề cập đến khoảng cách, thời gian và không gian
- Ví dụ:
Khoảng cách từ Hải Phòng đến Hà Nội là 105 km.
- Mô hình tổng quát:
Chủ ngữ = “từ” + Danh từ/ngữ + “đến” + Danh từ/ngữ
Chủ ngữ là từ ngữ cố định
- Ví dụ:
Chỉ tay năm ngón thường sẽ không làm tốt công việc
- Mô hình tổng quát:
Chủ ngữ = ngữ cố định
Chủ ngữ rút gọn
Trong một số trường hợp đặc biệt như để biểu thị hay nhấn mạnh về cảm xúc chủ ngữ của câu có thể được rút gọn hay không xuất hiện trong câu.
Chủ ngữ rút gọn mang tới 2 hệ quả:
- Chủ ngữ hiểu ngầm
- Chủ ngữ zero
a. Chủ ngữ hiểu ngầm:
Chủ ngữ hiểu ngầm là chủ ngữ có thể được khôi phục lại hoặc được hiểu dựa trên văn cảnh thể hiện trong câu.
- Ví dụ:
“Huế ơi quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười” (TH)
Trong câu “Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười” không có chủ ngữ vậy ai là người nhớ? Tuy nhiên nếu dựa vào văn cảnh ta có thể hiểu người nhớ chính là tác giả.
- Chủ ngữ hiểu ngầm thường xuất hiện trong một số trường hợp sau:
+ Chủ ngữ là một trong những người xuất hiện trong cuộc hội thoại
Ví dụ:
“Muốn về chưa?
Chưa.”
Chủ ngữ trong câu “chưa” là người trả lời câu hỏi mà người hỏi đang hướng ới
+ Chủ ngữ là nhân vật đang được nói đến trong câu chuyện.
+ Chủ ngữ là những cái chung phổ biến. Chủ ngữ này thường xuất hiện trong các câu thành ngữ, tục ngữ.
Ví dụ:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
b. Chủ ngữ zero:
Đây là chủ ngữ được sử dụng trong trường hợp đặc điểm người nói muốn nhấn mạnh vào sự xuất hiện của sự vật hiện tượng mà không cần phải đề cập trực tiếp về sự vật, hiện tượng đó.
Ví dụ:
Nhiều chim quá!
Cháy nhà!
Chủ ngữ rút gọn hay chủ ngữ hiểu ngầm trên thực tế vẫn luôn tồn tại trong ý thức người nói. Còn về mặt ý nghĩa, câu sử dụng chủ ngữ rút gọn tương đượng với câu có chủ ngữ hiện diện. Chủ ngữ rút gọn thường xuất hiện trong những câu có ý nghĩa miêu tả, tính chất và quá trình còn chủ ngữ zero lại có trong những câu có ý nghĩa tồn tại
III. Các bài tập luyện tập về chủ ngữ
Bài 1: Xác định chủ ngữ trong câu
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
=> Chủ ngữ của câu: Hoa cúc
b. Mọi người đi mua sắm nhiều trong những ngày cần Tết
=> Chủ ngữ của câu: Mọi người
c. Do chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra không được như mong muốn
=> Chủ ngữ của câu: nhiều bạn
d. Chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để có thành tích tốt
=> Chủ ngữ của câu: chúng tôi
e. Cẩn thận xe kìa!
=> Chủ ngữ của câu: Chủ ngữ zero
Bài 2: Tìm chủ ngữ trong các câu sau
a) Ngày xưa, chỗ này là trường học
b) Trong vườn, các cây đang chuyển màu lá
c) Một ngày đầu năm, cả bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông lại xuất hiện gặp nhau
Các chủ ngữ trong các câu trên là:
a) Chủ ngữ: Chỗ này
b) Chủ ngữ: Các cây
c) Chủ ngữ: cả bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông
Bài 3: Tìm các chủ ngữ trong câu, các chủ ngữ đó trả lời cho câu hỏi gì?
a) Trên cửa sổ, những chú chim đang đậu.
b) Trong những vòm lá, gió chiều gẩy lên tạo ra những điệu nhạc lạ kì tưởng như ai đang cười nói.
c) Giữa cánh đồng, đám trẻ trong làng đang thả diều
Các trạng ngữ trong những câu trên là:
a) Chủ ngữ: “những chú chim” trả lời cho câu hỏi Con gì?
b) Chủ ngữ: “gió chiều” trả lời cho câu hỏi Cái gì?
c) Chủ ngữ: “đám trẻ” trả lời cho câu hỏi Ai?
Bài 4: Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu:
- Khi hè đến,………… kêu ra rả
=> Tiếng ve / Những chú ve
2. ………………đục ngầu do ý thức của người dân
=> Dòng nước / Dòng sông
3. …………….. đang chăm chỉ tìm hoa lấy mật
=> Những chú ong
Bài 5: Đặt câu theo yêu cầu đề bài
- Câu có chủ ngữ chỉ con người
Ví dụ: Các cầu thủ đang thi đấu trên sân
2. Câu có chủ ngữ chỉ con vật
Ví dụ: Những chú chó đang nô đùa với nhau trong công viên
3. Câu có chủ ngữ Zero
Ví dụ: Cẩn thận xe đang tới kìa!
Hi vọng với những kiến thức và các bài tập minh họa về chủ ngữ sẽ giúp các em học sinh có thêm kiến thức cũng như hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc cùng con học tập.
Tham khảo thêm: